Các loại động từ trong tiếng anh mà bạn nên biết

( VOH ) - Động từ là từ hoặc cụm từ được dùng để diễn tả hành động hoặc trạng thái. Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại động từ cơ bản nhé.

Các loại động từ

  1. Ngoại động từ

Ngoại động từ diễn tả hành động tác động trực tiếp lên một đối tượng nào đó ; nói cách khác, ngoại động từ là động từ thường được theo sau bởi danh từ hoặc đại từ làm tân ngữ.

Ví dụ: 

  • The plan excites us. (Kế hoạch này làm chúng tôi hứng thú) 
    [Không viết là: The plan excites]
  • Please give Sam this book (Hãy đưa cho Sam cuốn sách này)
    [Không viết là: Please give]

🡪 Hai động từ EXCITE và GIVE sẽ không đủ nghĩa nếu không có đại từ us và danh từ Sam và this book.

voh.com.vn-cac-loai-dong-tu-0

  1. Nội động từ

Nội động từ diễn tả hành động dừng lại ở người nói hoặc người thực hiện hành động đó ; nói cách khác, nội động từ là động từ không cần có tân ngữ theo sau.

Ví dụ :

  • Do not sit there. (Đừng ngồi đó)
  • The cats are lying. (Những con mèo đang nằm)

🡪 Động từ SIT và LIE không cần có tân ngữ cũng đã đủ nghĩa.

Lưu ý:  Nhiều động từ có thể vừa là ngoại động từ vừa là nội động từ (nghĩa của chúng có thể thay đổi)

Ví dụ:

  • They're losing 3–1. (Họ đang thua 3-1)
  • I've lost my ticket. (Tôi đã làm mất vé của mình rồi)
  • I can run a mile in five minutes. (Tôi có thể chạy 1 dặm trong vòng 5 phút)
  • We've run the computer program, but nothing happens. (Chúng tôi đã mở chương trình đó, nhưng không có gì xảy ra cả)

Ngoại động từ có thể có 2 tân ngữ: tân ngữ trực tiếp (direct object – DO) và tân ngữ gián tiếp (indirect object – IO)

Ví dụ:

  • He usually buys his daughter some books.
  • He usually buys some books for his daughter.

🡪 his daughter là tân ngữ gián tiếp và some books là tân ngữ trực tiếp.

Tân ngữ theo sau nội động từ thuognwf là tân ngữ của giới từ (prepositional object) chứ không phải là tân ngữ trực tiếp của động từ. 

Ví dụ:

  • We go to school every day. (Chúng tôi đi học mỗi ngày)
    [Không viết là: We go school every day.]

Một số ngoại động từ có thể được theo say bởi 1 tân ngữ và 1 bổ ngữ của tân ngữ (verb + object + object complement). Bổ ngữ của tân ngữ thường là tính từ, danh từ hoặc danh ngữ.

Ví dụ: 

  • The students find the exercise too difficult to do. (Những học sinh nhận thấy bài tập này quá khó)
  • I consider him my best friend. (Tôi xem anh ấy là bạn thân của tôi)
  1. Động từ thường: Động từ thường có những nét văn phạm sau:

Ngôi thứ ba số ít có -s.

Ví dụ:

  • She likes pop music. (Cô ấy thích nhạc pop)

Câu hỏi và câu phủ định được thành lập với trợ động từ do.

Ví dụ:

  • Mr. Smith doesn’t want to go camping this Saturday. (Thầy Smith không muốn đi cắm trại vào thứ 7 này)
  • Do you usually have breakfast at 7? (Bạn có thường ăn sáng lúc 7h không?)
  • Where did he go yesterday? (Hôm qua anh ấy đã đi đâu?)

Sau động từ thường có thể là một động từ nguyên mẫu có to (to infinitive), động từ nguyên mẫu không to (bare infinitive) hoặc một danh động từ (gerund).

Ví dụ:

  • He needs to buy a new pen. (Anh ấy cần mua 1 cây viết mới)
  • I’ve heard someone enter the house. (Tôi nghe thấy ai đó đi vào nhà)
  • He denied breaking the glass. (Anh ấy phủ nhận việc làm vỡ kính)
  1. Hệ từ / Động từ nối: là một loại động từ đặc biệt được dùng để kết nối chủ ngữ của câu với bổ ngữ của nó.

Các động từ nối thông dụng:

  • be (thì, là, ở), seem (dường như, có vẻ như), appear (hình như, có vẻ)
  • look (trông như, trông có vẻ), sound (nghe có vẻ), smell (có mùi), taste (có vị), feel (cảm thấy)
  • become (trở thành), get (trở nên)
  • Bổ ngữ theo sau các động từ này có thể là 1 danh từ hoặc tính từ

Ví dụ:

  • She looks beautiful. (Cô ấy trông đẹp)
  • The food tasted good. (Món ăn đó có vị ngon)
Bài viết được thực hiện bởi Ms Ngọc Ruby - Trung tâm tiếng Anh HP Academy
Trung tâm Anh Ngữ HP Academy
Địa chỉ: 134 Trần Mai Ninh, phường 12, quận Tân Bình, TP. HCM
Số điện thoại: 0909 861 911 
Email: hpacademy.vn@gmail.com 

Bài học trên đây đã cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết về phân loại động từ. Các bạn hãy tiếp tục theo dõi các bài học tiếp theo trong chuỗi bài về động từ nhé.

Hiểu rõ kiến thức về tính từ trong tiếng Anh từ A - Z: Bài học này sẽ có tất cả kiến thức về tính từ: Cách phân loại tính từ, thành lập tính từ, tính năng của tính từ, vị trí của tính từ, thứ tự sắp xếp tính từ 
Stative Verbs là gì? 6 nhóm động từ chỉ trạng thái và các trường hợp ngoại lệ: Những trường hợp động từ chỉ tính chất trạng thái được gọi chung là Stative Verbs.