‘Các chính sách dân tộc phải được thực thi đầy đủ và chính xác’

(VOH) - Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TPHCM lần thứ III – năm 2019 kết thúc thành công tốt đẹp.

Với sự tham dự của hơn 284 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 468.000 đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố. Trong đó, có 03 dân tộc chiếm số đông và hình thành cộng đồng là dân tộc Hoa, Chăm, Khmer.

Sau khi Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TPHCM lần thứ III/2019 kết thúc, phóng viên VOH có cuộc trao đổi với ông Tăng Cẩm Vinh - Phó trưởng Ban dân tộc TPHCM.

Ông Tăng Cẩm Vinh - Phó trưởng Ban dân tộc TPHCM.

Ông Tăng Cẩm Vinh - Phó trưởng Ban dân tộc TPHCM.

*VOH: Nhìn lại nhiệm kỳ qua, công tác dân tộc và chính sách dân tộc có những kết quả, thành tựu gì nổi bật?

Ông Tăng Cẩm Vinh: Đại hội 5 năm tổ chức một lần và 5 năm qua từ 2014 – 2019 đạt được 6 thành tựu quan trọng, trong đó nổi bật là về giáo dục. Hai là chính sách bảo tồn văn hóa của đồng bào các dân tộc. Ba là đào tạo cho đội ngũ cán bộ. Bốn là phát triển kinh tế,tạo việc làm. Năm là công tác dân tộc ngày càng chuyển biến và đi vào chiều sâu và sát với thực tế. Sáu là đáp ứng được yêu cầu và tâm tư nguyện vọng của đồng bào. Có thể nói 6 thành tựu đó là sự vận dụng sáng tạo chính sách của TP và đạt được kết quả ngày hôm nay. Điều này cũng được Chủ tịch UBND Thành phố đánh giá rất cao.

*VOH: Đại hội các Dân tộc thiểu số TPHCM lần thứ 3 đã thành công tốt đẹp, xin ông cho biết một số kết quả cụ thể?

Ông Tăng Cẩm Vinh: Đây là đại hội chính trị mà mọi người cảm thấy một sự đầm ấm, ấm cúng. Thể hiện sự đoàn kết, giao lưu giữa đồng bào các dân tộc. Thậm chí có đồng bào các dân tộc gặp gỡ nhau và rất vui mừng và họ nói sao lại là 5 năm mà không phải là 2 năm một lần. Và đây là một ngày hội chính trị mà đồng bào các dân tộc mong mỏi và mong muốn. Và trong đại hội lần này không chỉ là sự phấn khởi mà còn khẳng định quyết tâm chính trị rất cao của đồng bào dân tộc. Đó là chúng ta cùng xây dựng và phát triển TP công nghiệp, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

*VOH: Nhiệm kỳ qua công tác dân tộc gặp những khó khăn gì và hướng giải quyết trong nhiệm kỳ tới ra sao?

Ông Tăng Cẩm Vinh: Khó khăn trong công tác dân tộc có mấy vấn đề và 6 vấn đề này được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP nêu và kết luận và thể hiện sự quyết tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Thành ủy và Ủy ban Nhân dân Thành phố. Những khó khăn trên tôi rằng nếu có sự quyết tâm cao nữa và nó đòi hỏi từ hệ thống chính quyền các cấp cho đến sự vận động nội lực bên trong của đồng bào dân tộc thì chắc chắn sẽ vượt qua. Một là phải làm thay đổi nhận thức về công tác dân tộc. Một nhận thức từ cấp ủy Đảng, hệ thống chính quyền và hệ thống Mặt trận, hệ thống đảng phải làm rõ hơn quan điểm sâu sắc về công tác Đảng. Hai là, phải có mô hình công tác dân tộc phải kết hợp với công tác dân vận và luôn luôn được hệ thống các mặt trận và tổ chức chính trị xã hội gần gũi với đồng bào dân tộc và phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc để thực hiện phong trào yêu nước và tạo sân chơi để đồng bào ngày càng có chỗ đứng gần hơn.

*VOH: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong nhiệm kỳ tới, Ban Dân tộc TP sẽ chú trọng vào những mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ công tác như thế nào?

Ông Tăng Cẩm Vinh: Đầu tiên là về các chính sách dân tộc phải được thực thi đầy đủ và chính xác và để làm được điều đó cần sự động viên rất lớn từ đồng bào d6an tộc. Đồng thời phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Tức là phát huy cái nội lực để cùng phát triển. Đó là điều quan trọng nhất mà thời gian tới khi thực hiện chính sách dân tộc cần phải chú ý. Thứ hai là cơ chế, chính sách, TP phải có chính sách quan tâm hơn nữa để thu hút sự tập trung và thu hút mọi nguồn lực của đồng bào dân tộc để cùng góp phần xây dựng Thành phố.

Xin cám ơn ông!

Năm 2020, TPHCM có phà biển từ Cần Giờ đi Vũng Tàu? - Thông tin từ Sở GTVT TPHCM, dự kiến tuyến đường thủy nội địa bắt đầu được khai thác vào đầu tháng 4/2020.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TPHCM lần thứ III năm 2019 - Ủy ban Nhân dân TPHCM long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TPHCM lần thứ III năm 2019.