Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 6»Các phép đo»Bảng đơn vị đo khối lượng và ứng dụng tr...

Bảng đơn vị đo khối lượng và ứng dụng trong toán học

Mọi vật đều có một khối lượng của nó, và để so sánh cũng như xác định khối lượng người ta sử dụng các đơn vị đo riêng. Tất cả đều được tổng hợp trong bảng đơn vị đo khối lượng. Hãy cùng tìm hiểu.

Xem thêm

1. Đơn vị đo khối lượng là gì?

1.1. Khối lượng của một vật được xác định bằng cách nào?

Đơn vị đo khối lượng là gì

Từ xa xưa, để đo hoặc so sánh khối lượng của các vật, con người đã biết dùng đến cân thăng bằng. Đó là những cân gồm hai đĩa dùng để so sánh khối lượng giữa những vật mẫu cho trước và những vật cần đo đặt ở hai bên đĩa.

Từ cách đây gần 5.000 năm, người Babylon và Ai Cập cổ đại đã biết dùng đến những loại cân này. Người Babylon đã sử dụng những mẫu để so sánh trong cân thăng bằng là những chùm đá nhẵn có khối lượng khác nhau và được định trước khối lượng. Chúng được dùng để so sánh khối lượng nặng, nhẹ hơn của vật cần cân, giúp việc đo khối lượng được chính xác hơn. Nguyên lý làm cân theo cách này ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi. 

1.2. Bảng đơn vị đo khối lượng

bang-don-vi-do-khoi-luong

  • hg là viết tắt của héc-tô-gam
  • dag là viết tắt của đề-ca-gam

Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền nó.

2. Các dạng bài toán về đơn vị đo khối lượng

Dạng 1: Thực hiện phép so sánh

Phương pháp:

  • Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.
  • Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng một đơn vị đo sau đó thực hiện phép so sánh bình thường.

Ví dụ 1: So sánh 4357 kg và 5000 g

Đổi: 5000 g = 5000 : 1000 = 5 kg

Vậy 4357 kg > 5000 g

Ví dụ 2: So sánh 4300 g và 43 hg

Đổi 4300 g = 4300 : 100 = 43 hg

Vậy 4300 g = 43 hg

Dạng 2: Thực hiện phép tính

Phương pháp:

  • Khi thực hiện phép tính cộng hoặc trừ các khối lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện tương tự như các phép tính với số tự nhiên, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả. 
  • Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, ta quy đổi về cùng một đơn vị đo, sau đó thực hiện phép tính bình thường. 

Ví dụ 1: 57 kg + 56 g = ?

57kg = 57  1000 = 57 000g

57kg + 56g = 57 000g + 56 g = 57056g

Ví dụ 2: 275 tấn - 849 tạ = ?

275 tấn = 275  10 = 2750 tạ

275 tấn - 849 tạ = 2750 - 849 = 1901 tạ

Dạng 3: Giải bài toán có lời văn

Ví dụ: Trong đợt kiểm tra sức khỏe. An có cân nặng là 32kg, Hoa có cân nặng là 340hg, Huyền có cân nặng là 41000g. Hỏi tổng số cân nặng của ba bạn là bao nhiêu ki-lô-gam?

ĐÁP ÁN

Đổi: 340 hg = 34 kg

41 000 g = 41 kg

Tổng số cân nặng của ba bạn là: 32 + 34 + 41 = 107 (kg)

Đáp số: 107 kg

  

3. Bài tập về đơn vị đo khối lượng

Bài 1: Thực hiện phép tính

a, 380 g + 195 g = ?

b, 4 tấn + 3 tạ + 7 yến = ?

c, 3 tạ + 75 kg =?

ĐÁP ÁN

a, 380 g + 195 g = 575g

b, Đổi: 4 tấn = 400 yến

3 tạ = 30 yến

4 tấn + 3 tạ + 7 yến = 400 yến + 30 yến + 7 yến = 437 yến

c, 3 tạ = 300kg

3 tạ + 75kg = 300kg + 75kg = 375kg

Bài 2: So sánh

a, 4 tạ 30 kg và 4 tạ 3 kg 

b, 8 tấn và 8100 kg

c, 512 kg 70 dag và 3 tạ 75  kg

ĐÁP ÁN

a, 30 kg > 3 kg 

4 tạ = 4 tạ

Vậy 4 tạ 30 kg > 4 tạ 3 kg

b, 8 tấn và 8100 kg

8 tấn = 8000 kg

8000 kg < 8100 kg

Vậy 8 tấn < 8100 kg

c, 512 kg 700 dag và 3 tạ 75 kg

512 kg 700 dag = 512 kg + 7 kg = 519 kg

3 tạ 75 kg = 300 kg + 75 kg = 375 kg

Vậy 512 kg 700 dag > 3 tạ 75 kg

Bài 3: Có 4 gói bánh, mỗi gói cân nặng 150 g và 2 gói kẹo, mỗi gói cân nặng 200 g. Hỏi có tất cả mấy ki-lô-gam bánh và kẹo?

ĐÁP ÁN

Cân nặng của cả 4 gói bánh là:

150  4 = 600 (g)

Cân nặng của 2 gói kẹo là:

200  2 = 400 (g)

Cả bánh và kẹo có cân nặng là:

600 + 400 = 1 000 (g) = 1kg

Đáp số: 1 kg

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các em học sinh trong quá trình tự học và ôn tập tại nhà. 

Tác giả: VOH

Khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng chính xác nhất
Trọng lực là gì? Công thức tính trọng lực, trọng lượng