Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội

(VOH) - Đóng góp ý kiến cho dự thảo văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XIII, ông Nguyễn Văn Trình - nguyên phó Viện trưởng Viện kinh tế TPHCM nhấn mạnh cần phải đẩy mạnh tăng cường xây dựng cơ sở hội.

Việc này để làm điều kiện cho tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta một cách bền vững trong thời gian tới. Đồng thời, khi xây dựng kế hoạch tăng trưởng và phát triển kinh tế phải dự báo tình hình và có phương án cho từng mức độ ảnh hưởng tác động để có kế hoạch, phương án phù hợp. Sau đây là góp ý của ông Nguyễn Văn Trình:

Qua nghiên cứu dự thảo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chúng tôi nhận thấy về các chương trình hành động của đảng ta trong 5 năm tới cũng như hướng đến 2030- 2045, thì chúng tôi rất nhất trí những định hướng đề ra kể cả chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến công tác chính trị xây dựng Đảng trong thời gian tới. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi cũng xin có một số ý kiến đóng góp thêm cho dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sắp tới. Về vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế thì chúng tôi nhận thấy các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế được Đại hội Đảng đề ra, chúng ta chưa đánh giá được những biến động trên tình hình kinh tế thế giới, khu vực, cũng như những tác động ảnh chưa thể lường trước được như thiên tai, dịch bệnh, như vậy thì làm cho kinh tế thế giới sụt giảm mạnh, trong khi đó hiện nay chúng ta có cố gắng nhiều nhưng mà tỉ trọng thấp. Do vậy trong quá trình mình làm kế hoạch tăng trưởng kinh tế thì chúng ta phải dự báo được hết những biến động này, chứ chúng ta không chỉ là dự báo ở những điểm thuận lợi mà chúng ta đặt ra chỉ tiêu tương đối cao đến khi chúng ta không thực hiện được thì coi như là nghị quyết không đi vào thực tế.

Phải đánh giá lại những tác động cũng như biến động kể cả về kinh tế, chính trị, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh... Ảnh minh họa: SGGPO

Vì vậy chúng tôi đề nghị là phải đánh giá lại những tác động cũng như biến động kể cả về kinh tế, chính trị, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, biến động trong khu vực cũng như trên thế giới đối với tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam chúng ta trong 5 năm tới, 10 năm tới, thậm chí là 15, 25 năm tới, để từ đó đưa ra những chỉ tiêu phù hợp hơn. Và tôi đề nghị là nên đưa ra 3 kịch bản trong tăng trưởng kinh tế. Kịch bản thấp khi nhận được những tác động xấu từ những biến động trên thế giới, khu vực thì tăng trưởng kinh tế trong những năm tới đạt bao nhiêu? thì tôi nghĩ cơ quan chức năng khi đưa ra những mô hình dự báo sẽ cho chúng ta biết những biến động này những tác động đến tăng trưởng kinh tế cụ thể xác định chỉ tiêu cụ thể cho cả giai đoạn hay giai đoạn từng năm.

Thứ hai là mô hình tăng trưởng trung bình, với những tác động bình thường của các biến động không ảnh hưởng xấu, cũng không ảnh hưởng quá tốt, mà ảnh hưởng bình thường đến kinh tế thì sẽ tăng tốc độ là bao nhiêu, cũng giống như ở cái thấp, thì mô hình cũng phải chạy ra con số chương trình.

Và kịch bản thứ ba là là kịch bản cao để dự báo được những thuận lợi không có những tác động xấu, không có biến động về thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, những bất ổn chính trị xã hội khu vực và  thế giới và tình hình Việt Nam, thì tăng trưởng đặt ra cao theo từng năm cụ thể để cho cả giai đoạn chúng ta đạt được mức tăng trưởng cao. Chúng ta phải có ba phương án như vậy, để khi triển khai chủ động, khi có những biến động xấu thì có những giải pháp để chúng ta ứng phó liền. Khi xây dựng kịch bản như vậy thì chúng ta cũng đi liền với việc xây dựng các biện pháp, các giải pháp, các chương trình hành động gắn với từng kịch bản và bố trí nguồn lực để làm sao thực hiện theo từng kịch bản đó. Cao thì có nguồn lực nào, Trung bình thì có nguồn lực nào và thấp có đối phó ra sao để giữ vững tốc độ tăng trưởng, như vậy thì chúng ta chủ động được 5 năm tới, 10 năm tới, 15 năm tới.

Chúng tôi muốn đóng góp cụ thể hơn về chương trình hành động, sẽ tập trung vào chương trình hành động mà chúng ta phải đẩy mạnh tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, để làm điều kiện cho tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta một cách bền vững trong thời gian tới. Và nên nhớ rằng dù như thế nào thì tăng trưởng phát triển kinh tế cũng chú ý đến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội mới đảm bảo được bền vững. Về góc độ giáo dục đào tạo, cho đến văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ tài nguyên môi trường thì chúng ta đều phải có kế hoạch thực hiện cụ thể từng năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc là chuẩn bị tất cả các phương án huy động tất cả các nguồn lực và tôi nghĩ là chúng ta sẽ phải đầu tư chọn cho được đội ngũ nhân lực có chất lượng, trình độ, tâm huyết, dũng khí và trong sáng, không tham nhũng, không hối lộ để chúng ta có thể thực hiện được kế hoạch trong thời gian tới.