Tiêu điểm: Nhân Humanity

7 thói quen đơn giản giúp phòng bệnh tiểu đường

( VOH ) - Phòng bệnh tiểu đường trước khi lượng đường và insulin trong máu lên quá cao sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Tiểu đường đã trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội. Khi đã mắc bệnh, không còn cách nào khác là chung sống hòa bình với nó. Nếu người bệnh không chú ý bảo vệ sức khỏe, bệnh tiểu đường có thể gây các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, bệnh tim và nhiều bệnh nghiêm trọng khác.

Trước khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, có một khoảng thời gian đường huyết của người bệnh ở mức cao nhưng chưa đạt đến giới hạn để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Các bác sĩ gọi đây là giai đoạn tiền tiểu đường.

Thực tế, có nhiều biện pháp giúp phòng ngừa và ngăn chặn tiền tiểu đường phát triển thành bệnh tiểu đường bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống cho khoa học và lành mạnh. Bạn có thể tham khảo cách phòng tránh bệnh tiểu đường dưới đây.

1. Cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

1.1 Ăn ít muối giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng ít muối giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người bị cao huyết áp.

Theo sách Bệnh tiểu đường – Cách phát hiện và điều trị bệnh của bác sĩ Bạch Minh, có 52 bệnh nhân tham gia công trình nghiên cứu, chia thành 3 nhóm sau:

  • Nhóm A: Ăn theo chế độ dinh dưỡng thông thường.
  • Nhóm B: Ăn theo chế độ dinh dưỡng cho người gầy, ít muối, ít rượu và có tập thể dục.
  • Nhóm C: Chế độ dinh dưỡng như nhóm A nhưng được bổ sung thêm trái cây, rau xanh và hạn chế chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa có nguồn gốc từ thịt đỏ).

Kết quả: Sau 6 tháng tình hình bệnh tật của những người thuộc nhóm A không có gì thay đổi, trong khi đó những người bệnh thuộc nhóm B đã giảm được lượng đường trong máu và những người thuộc nhóm C có mức độ nhạy cảm đối với insulin tăng 50%.

Qua nghiên cứu này cho thấy, việc giảm muối trong chế độ ăn sẽ có lợi trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường.

2.2 Tăng cường chất xơ trong bữa ăn

Chất xơ có khả năng thẩm thấu nước, kích thích nhu động ruột non, ruột già, kích thích tiêu hóa giúp phòng chống táo bón hiệu quả. Ngoài ra, rất xơ còn có khả năng chống béo phì, ngừa ung thư và rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Chất xơ được chia thành 2 dạng:

  • Chất xơ hòa tan: Trong hệ tiêu hóa, chất xơ hòa tan và nước kết hợp tạo thành dạng gel. Gel này giúp giảm lượng thức ăn được hấp thụ giúp đường máu không tăng quá nhanh.
  • Chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan có thể giúp hạ đường huyết và phòng bệnh tiểu đường.

Phần lớn các loại thức ăn không qua chế biến có nguồn gốc thực vật chứa nhiều chất xơ.

3. Phòng ngừa tiểu đường bằng cà phê

Nếu bạn uống cà phê hàng ngày, đặc biệt là loại cà phê đã được lọc hết caffein, nguy cơ bị tiểu đường sẽ giảm đi đáng kể.

Nghiên cứu gần đây được đăng tải trên Tạp chí chuyên khoa Diabetoligia cho thấy, uống khoảng 1,5 ly cà phê (khoảng 360 ml) mỗi ngày trong suốt 4 năm có thể làm giảm tới 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Bạn cũng nên lưu ý không dùng kèm cà phê với sữa đặc có đường, hoặc cho quá nhiều đường vào cà phê vì điều này sẽ gây phản tác dụng.

4. Trà khổ qua phòng chống tiểu đường

Trà khổ qua có công dụng điều nhiệt, làm sáng mắt, giải độc và giảm đường huyết.

Theo sách Bệnh tiểu đường – Cách phát hiện và điều trị bệnh của bác sĩ Bạch Minh, bạn có thể dùng khổ qua cắt lát mỏng, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín. Sau 15 – 20 phút thì dùng được, uống thay trà hàng ngày.

5. Lạc (đậu phộng) phòng ngừa bệnh tiểu đường

Do có hàm lượng acid béo cao nên đậu phộng từng bị coi là thực phẩm không tốt, có thể gây béo phì và tiểu đường. Nhưng thực ra, các nhà khoa học đã kết luận, chính acid béo và các chất khác trong đậu phộng đã làm hàm lượng cholesterol trong máu trở về mức vừa phải.

Hơn nữa, trong đậu phộng có chứa sắt và magie, giúp cân bằng insulin và glucose trong cơ thể, từ đó phòng bệnh đái tháo đường.

6. Năng động hơn để phòng bệnh tiểu đường

Nếu muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bạn nên vận động thường xuyên. Một phân tích của 47 nghiên cứu cho thấy rằng những người có lối sống ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 91%.

Thay đổi lối sống thụ động không hề khó. Bạn có thể làm những việc đơn giản như đứng lên, ra khỏi bàn và đi bộ trong vài phút mỗi giờ. Bạn cũng nên đặt ra mục tiêu, ví dụ như đứng lên khi nghe điện thoại hay đi thang bộ thay cho thang máy mỗi ngày.

1.7 Phòng ngừa tiểu đường bằng cách giảm cân

Phần lớn những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 là những người thừa cân hoặc béo phì. Hơn nữa, người bị tiền tiểu đường có xu hướng tích mỡ thừa ở vùng bụng xung quanh những cơ quan nội tạng như gan. Chất béo này được gọi là chất béo nội tạng. Chất béo nội tạng dư thừa thúc đẩy tình trạng viêm và kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Lời khuyên: Bạn nên chọn phương pháp giảm cân phù hợp để mang lại hiệu quả và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bình luận