1. Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu quá thấp. Tụy là cơ quan chủ chốt có vai trò kiểm soát đường huyết. Tụy tiết ra insulin, một hormone có chức năng điều tiết đường trong máu bằng cách tăng cường sự chuyển hóa glucose của tế bào, từ đó làm giảm lượng đường huyết.
Một hormone khác cũng có vai trò điều tiết đường trong máu là glucagon, có vai trò tăng đường huyết. Khi tụy không sản xuất đủ glucagon, lượng đường trong máu sẽ giảm và gây hạ đường huyết.
Hạ đường huyết gây nên những triệu chứng khó chịu và mệt mỏi (Nguồn: Internet)
Ở người bị tiểu đường, trong cơ thế thiếu lượng glucagon do tác dụng ức chế của thuốc. Vì vậy, dù bị tiểu đường nghĩa là đường huyết cao, bạn vẫn có thể hạ đường huyết do glucose trong máu bị ức chế quá mức.
Chứng hạ đường huyết thường không phổ biến ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị bệnh bằng cách bổ sung insulin hay tự ý uống thuốc đặc trị tiểu đường không theo chỉ định của bác sĩ. Chứng bệnh này có thể là tác dụng phụ trong quá trình điều trị các bệnh khác, do thiếu hormone hoặc có khối u trong cơ thể.
2. Vì sao bị hạ đường huyết?
Hạ đường huyết do tiểu đường xảy ra khi lượng hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Tác nhân gây ra sự mất cân bằng hormone có thể là:
- Sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác.
- Không ăn đủ hoặc nhịn đói quá lâu.
- Tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ.
- Không ăn đủ lượng đường bột cần thiết.
- Chế độ ăn kiêng không hợp lý.
- Uống nhiều rượu bia gây mất cân bằng nội tiết.
3. Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết
3.1 Hạ đường huyết mức độ nhẹ
Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi thể lực lẫn tinh thần, buồn ngủ, chóng mặt, vã mồ hôi.
Ở hệ tiêu hóa thì gây cảm giác đói và co thắt vùng thượng vị, có thể nôn hoặc tiêu chảy. Trên hệ tim mạch cũng bị ảnh hưởng với cảm giác hồi hộp, nhịp tim nhanh hoặc ngoại tâm thu, huyết áp cao, đau vùng trước tim kèm rối loạn nhịp hoặc dạng đau thắt ngực.
Ở hệ hô thấp thì xuất hiện cơn khó thở dạng hen. Hệ thần kinh sẽ xuất hiện cơn chuột rút, dị cảm đầu chi và quanh môi, nhức đầu thường xuyên. Ngoài ra, bệnh nhân còn có triệu chứng ở tâm thần kinh như rối loạn nhân cách và tính khí với các biểu hiện như kích thích, vui vẻ hoặc đôi khi buồn bã hoặc nóng tính.
3.2 Hạ đường huyết nặng
Trong giai đoạn này biểu hiện lâm sàng chủ yếu là về tâm thần kinh như: sững sờ, đờ đẫn, cơn trầm cảm với xu hướng tự sát, kích động, hoang tưởng, ảo giác, mất ý thức thoáng qua, cứng hàm, động kinh, rối loạn tiền đình,…
Nhìn chung, hạ đường huyết thường xảy ra nhanh chóng chứ không phát triển trong thời gian dài. Vì thế, ngay khi có những triệu chứng trên bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay, nhằm điều trị kịp thời.
4. Hạ đường huyết ăn gì uống gì?
Khi bị hạ đường huyết bạn nên bổ sung các thực phẩm sau đây:
4.1 Thịt nạc protein
Bổ sung protein khi bị hạ đường huyết (Nguồn: Internet)
Protein cung cấp các acid amin giúp xây dựng mô nạc. Protein còn giúp ổn định lượng đường trong máu và có thể ngăn ngừa hoặc giảm chóng mặt do ăn vội, ăn uống ít và hạ đường huyết có liên quan với bệnh đái tháo đường.
Tăng protein có thể làm giảm triệu chứng của hạ đường huyết. Do đó, khi bị hạ đường huyết bạn hãy bổ sung đầy đủ protein có trong thịt trắng, gia cầm, cá, đậu, trứng (lòng trắng trứng), đậu hũ và sữa đậu nành hoặc các sản phẩm ít chất béo.
4.2 Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là hạt đã không bị tước bỏ các chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình chế biến thực phẩm. Chúng cung cấp một lượng dồi dào chất xơ và các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như sắt và các vitamin nhóm B. Ngũ cốc nguyên hạt chính là biện pháp giúp ngăn ngừa chóng mặt và các triệu chứng khác của hạ đường huyết.
Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất dinh dưỡng như bánh mì, mì ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch và bắp rang. Để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng thích hợp khi mua các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt nên dựa trên bảng liệt kê các thành phần chính trên nhãn dinh dưỡng.
4.3 Thực phẩm có đường
Các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, socola,... là thực phẩm có thể “cấp cứu” tạm thời triệu chứng hạ đường huyết cho bạn. Sau đó khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa bình thường trở lại hoặc bạn vẫn không thấy đỡ hơn thì nên bổ sung đường thêm một lần nữa.
4.4 Nước đường
Khi bị hạ đường huyết bạn hãy uống một cốc nước đường khoảng 200ml hoặc nước ép trái cây để đường huyết có thể ổn định trở lại.
Lời khuyên:
- Để phòng tránh bị hạ đường huyết, bạn không nên nhịn đói hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Đặc biệt, không được bỏ bữa sáng, nhất là với người già, trẻ em và những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu.
- Đối với bệnh nhân tiểu đường không nên quá nóng vội dùng quá liều insulin mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân tiểu đường cũng cần có chế độ tập luyện thể lực điều độ, nên mang sẵn những thứ như kẹo, bánh để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết cần sử dụng ngay. Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở người bệnh tiểu đường là phải luôn kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.