Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 8»Chất - Nguyên Tử - Phân Tử»Bài ca hóa trị dễ nhớ nhất lớp 8 đầy đủ ...

Bài ca hóa trị dễ nhớ nhất lớp 8 đầy đủ chi tiết

Hóa trị là một phần cơ bản và rất quan trọng, cần thiết phải nhớ nhưng lại vô cùng khó nhớ bởi rất nhiều con số, dễ gây nhầm lẫn. Đừng lo, bài ca hóa trị sẽ giúp cho việc ghi nhớ thêm dễ dàng hơn.

Xem thêm

Môn Hóa đối với nhiều bạn học sinh phổ thông là một môn học khó, đòi hỏi sự tập trung nhất định với những kiến thức khá khó hiểu. Với nhiều công thức, nhiều phản ứng hóa học, nhiều nguyên tố hóa học, nhiều khối lượng nguyên tử, phân tử cần nhớ. Đặc biệt, hóa trị là một phần cơ bản và rất quan trọng nhưng không dễ nhớ chút nào. Hóa trị được cải biên thành “bài ca hóa trị” để việc học Hóa trở nên dễ dàng hơn.

voh.com.vn-bai-ca-hoa-tri-1
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thường dùng (Nguồn Internet)

Bài ca hóa trị thứ n

Bài ca hóa trị tương tự như bảng cửu chương hay bảng chữ cái tiếng Việt mà học sinh phải vận dụng thường xuyên trong các bài tập hóa học cơ bản nhất. Vì vậy, việc nhớ nó là điều hiển nhiên và vô cùng cần thiết để có thể vận dụng một cách suôn sẻ vào các bài tập hóa học từ dạng cơ bản đến nâng cao.

Sau đây là những bài ca hóa trị phổ biến nhất, thường được truyền tai nhau qua rất nhiều thế hệ học sinh mà các bạn cần ghi nhớ và học thuộc nằm lòng.

Bài ca hóa trị thứ nhất

Hóa về chị chẳng cho về,

Chị nắm vạt áo chị đề bài thơ.

Kali (K), Iot (I), Hidrô (H),

Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài.

Là hoá trị I em ơi,

Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân.

Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân (Hg)

Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) thêm phần Bari (Ba)

Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca).

Bài ca hóa trị thứ hai

Hoá trị II nhớ có gì khó khăn!

Bác Nhôm (Al) hoá trị III lần,

In sâu trí nhớ khi cần có ngay.

Cacbon (C), Silic (Si) này đây,

Có hoá trị IV không ngày nào quên.

Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền,

II, III lên xuống nhớ liền ngay thôi.

Nitơ (N) rắc rối nhất đời,

I, II, III, IV khi thời lên V.

Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm,

Xuống II lên IV khi thì VI luôn.

Phot pho (P) nói đến không dư,

Có ai hỏi đến, thì ừ rằng V.

Em ơi, cố gắng học chăm,

Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.

Bài ca hóa trị nâng cao

Hidro (H) cùng với liti (Li)

Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời

Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời

Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm

Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)

Thường II ít I chớ phân vân gì

Đổi thay II , IV là chì (Pb)

Điển hình hoá trị của chì là II

Bao giờ cùng hoá trị II

Là ôxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gì

Ngoài ra còn có canxi (Ca)

Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà

Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III

Cácbon © silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi

Thế nhưng phải nói thêm lời

Hóa trị II vẫn là nơi đi về

Sắt (Fe) II toan tính bộn bề

Không bền nên dễ biến liền sắt III

Photpho III ít gặp mà

Photpho V chính người ta gặp nhiều

Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?

I , II, III , IV phần nhiều tới V

Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm

Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng

Clo Iot lung tung

II III V VII thường thì I thôi

Mangan rắc rối nhất đời

Đổi từ I đến VII thời mới yên

Hoá trị II dùng rất nhiều

Hoá trị VII cũng được yêu hay cần

Bài ca hoá trị thuộc lòng

Viết thông công thức đề phòng lãng quên

Học hành cố gắng cần chuyên

Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều

Tóm lại, để tránh gây nhầm lẫn, các học sinh nên lưu ý chỉ học 1 trong 2 bài ca hóa trị đã nêu trên. Bài ca hóa trị đều được viết theo thể lục bát, có vần điệu nên khá dễ nhớ. Bên cạnh đó, các học sinh nên chăm chỉ làm thật nhiều bài tập để khắc sâu kiến thức, cũng như hiểu rõ hơn những bài tập về Hóa học có liên quan đến hóa trị. Hy vọng những kiến thức trên đã cung cấp nhiều điều hữu ích cho bạn trong cuộc sống.

Tác giả: VOH