Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 1: Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình»Đóng vai Lang Liêu kể lại truyện Bánh ch...

Đóng vai Lang Liêu kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy

Top các bài văn Đóng vai Lang Liêu kể lại truyện Bánh chưng bánh giầylớp 6 siêu hay, ấn tượng có dàn ý chi tiết để tham khảo. Giúp học sinh mở rộng kiến thức và có thêm ý tưởng viết văn đạt điểm cao

Xem thêm

VOH Giáo dục xin chia sẻ đến các em tài liệu tham khảo gồm dàn ý và đoạn văn mẫu Đóng vai Lang Liêu kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy. Hy vọng sẽ giúp các em có thêm tư liệu và nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo về truyện bánh chưng, bánh giầy.

Dàn ý đóng vai Lang Liêu kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy - Dàn ý 1

Mở bài:

  • Giới thiệu chung:
  • Vua Hùng Vương (Cha ta) muốn truyền ngôi nhưng có nhiều con trai, khó chọn người kế vị xứng đáng.
  • Cuộc thi làm cỗ dâng vua cha và Tiên Vương được tổ chức để tìm người xứng đáng: Cha ta sẽ tìm người kế vị có tài và có đức

Thân bài:

Hoàn cảnh của Lang Liêu:

  • Ta là con thứ 18.
  • Mẹ ta qua đời khi ta còn quá nhỏ.

=> Ta thiếu điều kiện so với các anh em, lo sợ không làm hài lòng vua cha.

Cuộc thi làm cỗ:

  • Các Lang cạnh tranh làm cỗ lớn, ngon...
  • Tôi lo lắng không có tài sản để tạo ra một món ngon.
  • Mơ thấy Thần hướng dẫn cách làm bánh: Nguyên liệu và cách làm bánh chưng, bánh giầy.

Ý nghĩa: bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh giầy tượng trưng cho trời.

Vua cha chọn bánh chưng và bánh giầy để tế Trời Đất và Tiên vương, truyền ngôi cho ta. Ta lên ngôi mong ước quốc thái dân an.

Kết bài: Từ đó, người Việt làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết.

Dàn ý Đóng vai Lang Liêu kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy - Dàn ý 2

Mở bài:

  • Lang Liêu tự giới thiệu về bản thân và giới thiệu nguồn gốc của việc làm bánh chưng bánh giầy.
  • Giới thiệu nguyên nhân của việc làm bánh: Cha vua Hùng Vương muốn truyền ngôi nhưng không biết chọn ai trong số nhiều con trai tài giỏi. Cuộc thi làm cỗ được tổ chức để tìm người làm hài lòng vua và kế vị ngai vàng.

Thân bài:

Hoàn cảnh của Lang Liêu:

  • Lang Liêu - ta là con thứ 18, sống khốn khổ hơn anh em vì không có gì ngoài khoai lúa.
  • Lo sợ không thể làm hài lòng vua cha.
  • Cuộc thi lựa chọn người kế vị:
  • Các hoàng tử khác đi tìm sơn hào và hải vị để dâng lên vua.
  • Ta lo lắng vì không có tài sản để tạo món quà đặc biệt.

Chi tiết làm bánh:

  • Chợt đêm tới ta mơ thấy Thần hướng dẫn cách làm bánh.
  • Giới thiệu nguyên liệu và cách làm bánh chưng, bánh giầy.
  • Đặt ý nghĩa cho hai loại bánh: bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh giầy tượng trưng cho trời.

Lễ Tiên vương:

  • Các hoàng tử mang đồ lớn đến lễ.
  • Ta mang hai loại bánh dâng vua cha.
  • Vua cha hài lòng đặt tên cho các loại bánh và truyền ngôi cho ta.

=>  Ta vô cảm phục vua cha và hiểu ý nghĩa của việc truyền ngôi.

Kết bài:

  • Ta  đảm nhận trọng trách truyền ngôi và đã cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
  • Bánh chưng và bánh giầy trở thành một phần không thể thiếu trong Tết của người Việt, thể hiện sự quan tâm và phát triển của nông nghiệp.
  • Ta tự hào về di sản văn hóa đặc trưng và tiếp nối truyền thống của tổ tiên.

Đóng vai Lang Liêu kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy 

Ta là Lang Liêu, con thứ mười tám của vua Hùng. Vì mẹ ta đã mất sớm và ta phải sống một mình với cuộc sống như những người nông dân, làm công việc của nông nghiệp và chăm sóc ruộng đồng. Ta làm việc cần cù, chăm chỉ mỗi ngày để tạo ra các nông sản ngon như lúa gạo, khoai lang, khoai mì. Vào một ngày khi ta đang làm việc ngoài đồng, vua cha  đã triệu tập ta và các hoàng tử khác đến triều để thông báo ý định truyền ngôi. Người tuyên bố rằng: "Vào ngày lễ Tiên Vương, ai làm hài lòng ta, sẽ được truyền ngôi để tiếp tục công việc của tiền nhân."

Các anh em hoàng tử của ta vui mừng và đi tìm đồ quý trên rừng và biển. Trong khi đó, ta chỉ có bộ quần áo đơn sơ và ruộng đất tầm thường. Ta lo lắng không biết làm thế nào khi quanh năm chỉ biết cày ruộng và có những nông sản lúa gạo và khoai gắn liền với người nông dân. Đúng vậy, nhìn xung quanh nhà ta, chỉ thấy nào là  khoai, nào là lúa, ta không có các sản vật quý hiếm của ngon vật lạ khác như các anh em của ta, lúc đó ta đã nghĩ như thế. Ta rất lo lắng không biết phải dâng vật phẩm nào lên vua cha. Điều lo lắng ấy không xuất phát từ ý nghĩ về ngôi báu của vua cha, chỉ e ngại không có được vật phẩm làm hài lòng vua cha và nhất là khi nó còn được dùng để cúng Tiên Vương. 

Đêm đó, ta suy nghĩ suốt. Một hôm, khi đang ngủ thì gặp mộng. Trong giấc mộng ấy, một vị thần hiện ra và nói rằng trong trời đất, không gì quý hơn hạt gạo. Thần hướng dẫn ta làm hai loại bánh, một hình vuông và một hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ và hành...

Khi tỉnh giấc, ta rất vui mừng. Ta càng suy nghĩ, càng nhận ra lời thần nói đúng. Vậy là ta chọn gạo nếp thơm ngon, trắng tinh và làm hình vuông với nhân thịt lợn và hành. Để thay đổi, ta cũng dùng gạo nếp ấy, nghiền nhuyễn và làm hình tròn.

Đến ngày lễ, trong không khí hương nhang thơm ngát, trên bàn thờ các vị Tiên Vương, có đủ loại món quý hiếm như nem, công chả... Chỉ có mâm gỗ sơn son của ta đơn giản, lạ kỳ là vua cha cầm từng chiếc bánh gói lá lên và suy nghĩ lâu. Sau đó, vua cha hỏi ta về báo mộng và ta kể lại câu chuyện. Vua cha ăn và tỏ ra ngạc nhiên và nói:

"Lang Liêu, con là người hiếu hạnh. Con đã dâng lễ vật mà ta hài lòng, xứng đáng để nối ngôi. Xin các vị Tiên Vương chứng giám."

Vua cha truyền ngôi cho ta với sự tự hào của mình, tình yêu và sự ngưỡng mộ của anh em và quần thần.

Kể từ đó, trong tết người dân ta luôn làm bánh chưng và bánh giầy. Hai loại bánh này trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chúng cũng truyền đạt thông điệp rằng chúng ta phải không ngừng lao động để tạo ra những thành tựu có giá trị bằng sức lao động của chính mình. Hơn nữa nó là tinh hoa đất trời cũng là đồng lời cảm tạ tới ông cha, các vị thần linh của nhân dân ta.

Trên đây là 2 bài dàn ý và bài văn mẫu Đóng vai Lang Liêu kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy chi tiết và đầy đủ VOH giới thiệu đến các em nhằm giúp em vào vai Lang Liêu kể lại câu chuyện đạt điểm cao. Chúc các em học tốt!


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Trương Thị Thuỳ

Tác giả: VOH

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Bánh chưng, bánh giầy