Table of Contents
Trong hóa học lớp 8, các em học sinh sẽ được làm quen với kiến thức về nồng độ dung dịch cũng như các công thức tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol,... của dung dịch. Đây là phần kiến thức căn bản và được vận dụng xuyên suốt trong môn hóa học, vì vậy các em học sinh cần phải nắm vững để có thể giải được những bài toán. Vậy nồng độ dung dịch là gì? Các công thức tính và cách vận dụng để gaiir bài toán như thế nào? Mời các em học sinh tham khảo qua bài viết sau:
1. Định nghĩa nồng độ dung dịch là gì?
- Dung dịch gồm chất tan và dung môi.
- Nồng độ dung dịch là đại lượng cho biết lượng chất tan có trong một lượng dung dịch nhất định.
- Nồng độ có thể tăng bằng cách thêm chất tan vào dung dịch, hoặc giảm lượng dung môi.
- Ngược lại, nồng độ có thể giảm bằng cách tăng thêm dung môi hay giảm chất tan.
- Khi dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan thì ta gọi đó là dung dịch bão hòa, khi ấy dung dịch có nồng độ cao nhất (Gọi là điểm bão hòa, điểm bão hoà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường, bản chất hoá học của dung môi và chất tan.).
- Ví dụ như điểm bão hòa của muối NaCl tại áp suất 1atm ở 20 độ C là 35,9g/100ml , còn ở 60 độ C là 37,1g/100ml
2. Công thức tính nồng độ dung dịch
Có các loại nồng độ dung dịch thường gặp sau:
2.1. Công thức tính nồng độ phần trăm ( kí hiệu C%)
Số gam chất tan trong 100 gam dung dịch:
Ví dụ:
Dung dịch NaOH 20% nghĩa là cứ 100g dung dịch thì có 20g NaOH tan trong đó.
Các công thức suy ra từ công thức tính nồng độ phần trăm:
- Công thức tính khối lượng chất tan:
= . - Công thức tính khối lượng dung dịch:
=
2.2. Công thức tính nồng độ % theo thể tích
Biểu thị số ml chất tan có trong 100ml dung dịch.
Ví dụ: ancol etylic 70o nghĩa là trong 100ml dung dịch rượu này cần có 70ml
C2H5OH nguyên chất và 30ml H2O.
2.3. Công thức tính nồng độ mol ()
Số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch:
2.4. Công thức tính nồng độ molan (Cm)
Số mol của chất tan có trong 1kg hoặc 1000g dung môi:
Với nct là số mol chất tan có trong lượng dung môi là mdm.
Ví dụ: dung dịch NaCl 0,2 molan: dung dịch chứa 0,2 mol NaCl trong 1000 gam nước.
2.5. Công thức tính nồng độ phần mol và nồng độ đương lượng:
2 đại lượng này ta sẽ được dạy khi học lên đến trình độ cao đẳng, đại học (chuyên ngành liên quan hóa học).
Nồng độ phần mol (χ)
Nồng độ phần mol (hay còn gọi là tỉ lệ mol) là tỉ lệ giữa số mol chất nào đó với tổng số mol của các chất trong dung dịch. Ðối với dung dịch tạo thành từ hai chất A, B với số mol tương ứng là nA, nB , ta có B biểu thức phân mol như sau:
* Chú ý: Tổng nồng độ phần mol của các chất có trong dung dịch bằng 1.
Ví dụ: trong 1 mol dung dịch NaCl có chứa 0.3mol NaCl 0.7 mol H20 thì
Nồng độ đương lượng ( )
Một loại nồng độ khác thường được sử dụng để tính toán trong các phương pháp phân tích thể tích là nồng độ đương lượng (hoặc nồng độ chuẩn) được định nghĩa là số đương lượng gam của chất tan trong một lít dung dịch.
- n’: số đương lượng gam chất tan có trong dung dịch.
- V: thể tích (l)
Ví dụ: dung dịch HCl 2N là dung dịch có chứa 2 đương lượng gam hoặc 2×36,5g HCl nguyên chất.
Kiến thức nâng cao : Áp dụng định luật đương lượng cho các phản ứng trong dung dịch.
Giả sử phản ứng : A + B → C
Gọi:
- Nồng độ đương lượng gam của 2 dung dịch A và B. Ký hiệu lần lượt là NA NB
- Thể tích của 2 dung dịch A và B phản ứng vừa đủ với nhau. Ký hiệu lần lượt là VA VB
Đây là biểu thức toán học áp dụng định luật đương lượng cho dung dịch :
NA .VA = NB .VB
3. Mối quan hệ giữa các nồng độ dung dịch
Giữa nồng độ mol (
- M: khối lượng phân tử chất tan.
: nồng độ mol của dung dịch. - d : khối lượng riêng của dung dịch.
: nồng độ phần trăm của dung dịch.
Giữa nồng độ đương lượng (
- D: đương lượng gam.
- d : khối lượng riêng của dung dịch.
: nồng độ tương đương của dung dịch : nồng độ phần trăm của dung dịch.
Giữa nồng độ mol (
- n = Số điện tích mà 1 chất trao đổi.
- hoặc n = Số e mà 1 chất trao đổi.
Ví dụ 1: Ta có dung dịch 0,5M H2SO4. 1 mol H2SO4 ứng với số đương lượng gam là 2. Do đó CN = 2. 0,5 = 1N.
Ví dụ 2: Dung dịch sử dụng bình acqui là dung dịch H2SO4 3,75M, có khối lượng riêng là: 1,230 g/ml. Tính nồng độ %, nồng độ molan và nồng độ đương lượng của H2SO4 trong dung dịch trên.
Giải:
- Khối lượng của 1 lít dung dịch: 1000 x 1,230 = 1230g
- Khối lượng của H2SO4 trong 1 lít dung dịch: 3,75 x 98 = 368g
- Khối lượng của H2O trong 1 lít dung dịch: 1230 - 368 = 862g
Do đó:
Hy vọng với những kiến thức về nồng độ dung dịch cũng như các công thức tính nồng độ phần trăm, nồng dộ mol,... của dung dịch VOH Giáo dục chia sẻ có thể giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và giải các bài tập liên quan.