Picture of the author
Picture of the author
SGK CD Ngữ Văn 10»Bài 6: Tiểu Thuyết Và Truyện Ngắn»Bài 4: Hồi Trống Cổ Thành

Bài 4: Hồi Trống Cổ Thành

Nội dung bài Hồi trống Cổ Thành môn văn lớp 10 bộ SGK CD bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

hoi-trong-co-thanh

I. Chuẩn bị

1. Trả lời câu hỏi phần chuẩn bị SGK

Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử dài 120 hồi. Tác phẩm chủ yếu kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Tào, Ngụy, Lưu, Thục và Tôn Ngô trong gần 100 năm (184-280) của nước Trung Hoa thời cổ.

Ở phần đầu bộ tiểu thuyết, ba nhân vật Lưu Bị, Quan Vân Trường (Quan Công) và Trương Phi, những người lập nên nhà Lưu Thục sau này, gặp nhau, kết nghĩa anh em ở vườn đào, thề cùng nhau sống chết để khôi phục nhà Hán. Ở thời kì đầu loạn lạc, ba anh em gặp rất nhiều khó khăn, mỗi người một ngả. Lưu bị phải theo Viên Thiệu, Quan Công bất đắc dĩ theo Tào Tháo, còn Phương Phi lưu lạc ở Cổ Thành. Đoạn trích sau đây kể lại chuyện quan công sau khi biết Lưu Bị đang ở bên phía Viên Thiệu đã đem hai chị dâu chạy khỏi doanh trại của Tào Tháo, trên đường đi biết tin Trương Phi đã lấy được Cổ Thành nên tìm về đoàn tụ.

2. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

La Quán Trung (1330- 1400?), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.

Ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, tính tình cô độc, thích một mình ngao du đây đó.

Tác phẩm tiêu biểu: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện,…  

Ông là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh ở Trung Quốc.

b. Tác phẩm

Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

  • Tiểu thuyết chương hồi ( tiểu thuyết Minh – Thanh, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc).                  
  • Ra đời vào đầu thời Minh ( 1368 – 1644 ), gồm 120 hồi
  • Truyện kể về một nước chia 3 gọi là “cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ. Đó là cuộc phân tranh giữa 3 tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy – Thục – Ngô.

Nội dung tư tưởng:                

  • Phơi bày cục diện chính trị - xh Trung hoa cổ đại, giai đoạn này xảy ra chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực kì khốn khổ. Họ có khát vọng hòa bình thống nhất đất nước
  • Đề cao tình nghĩa thủy chung son sắt, sống chết có nhau của 3 anh em: Lưu – Quan – Trương

Nghệ thuật: Kể chuyện hấp dẫn, sinh động; Miêu tả đặc sắc, sống động đặc biệt là cảnh chiến trận; Khắc họa tính cách nhân vật sắc sảo, đậm nét.

Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm

Phương thức biểu đạt: tự sự

Bố cục: 

  • P1: Mâu thuẫn giữa Trương phi và Quan Công.
  • P2: Chém Sái Dương, mâu thuẫn, hiểu lầm được hóa giải, anh em đoàn tụ.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đọc văn bản

2. Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu

Câu 1 trang 51 tập 2 SGK Ngữ văn 10 Cánh Diều

Thái độ của Trương Phi và Quan Công như thế nào?

Gợi ý.

Thái độ của Trương Phi và Quan Công có sự đối lập:

  • Trương Phi: Sau khi được báo tin, chẳng nói năng gì, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân đi tắt ra cửa bắc.
  • Quan Công: trông thấy Trương Phi, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón.

Câu 2 trang 52 tập 2 SGK Ngữ văn 10 Cánh Diều

Vì sao Quan Công nhắc đến “nghĩa vườn đào”?

Gợi ý.

“Nghĩa vườn đào” ở đây có nghĩa là lời thề kết giữa Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi ở vườn đào.

Quan Công nhắc đến “nghĩa vườn đào” vì chàng ngạc nhiên trước thái độ của Trương Phi khi thấy chàng (hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công), tưởng rằng Trương Phi đã quên lời thề kết nghĩa ngày xưa sau một quãng thời gian xa cách.

Câu 3 trang 52 tập 2 SGK Ngữ văn 10 Cánh Diều

Vì sao cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau?

Gợi ý.

Quan Công gọi Trương Phi bằng từ ngữ xưng hô: “hiền đệ” à cách xưng hô thân mật.

Trương Phi gọi Quan Công bằng từ ngữ xưng hô: “nó”, “thằng phụ nghĩa”.

Cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau bởi Quan Công vẫn luôn coi trọng Trương Phi. Ngược lại, vì Trương Phi đang có sự hiểu nhầm rằng Quan Công bỏ anh em, hàng Tào Tháo nên giữ thái độ căm phẫn, bực tức.

Câu 4 trang 53 tập 2 SGK Ngữ văn 10 Cánh Diều

Em có bất ngờ với tình huống này không? Vì sao?

Gợi ý.

Tình huống: Đúng lúc cuộc đối thoại giữa Quan Công và Trương Phi căng thẳng nhất thì một toán quân mã của Sái Dương kéo đến.

Em vừa bất ngờ, vừa thích thú với tình huống này bởi tình huống ấy càng làm mối nghi ngờ về Quan Công trong lòng Trương Phi rõ nét hơn. Từ đó, tình huống truyện được đẩy lên cao trào, gây sự hấp dẫn và khiến người đọc căng thẳng theo từng câu chữ.

Câu 5 trang 53 tập 2 SGK Ngữ văn 10 Cánh Diều

Khí phách và tài nghệ của Quan Công được thể hiện ra sao?

Gợi ý.

Khí phách và tài nghệ của Quang Công: Khi cuộc chiến diễn ra, Quan Công không nói một lời, múa long đao xô lại, chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.

⇒ Khí phách ngang tàn, anh dũng, tài nghệ giỏi, xuất chúng.

III. Tìm hiểu nội dung văn bản

1. Các sự kiện chính

Trương Phi và những hiểu lầm đối với Quan Công

Sự xuất hiện của Sái Dương, giải hiềm nghi và hai anh em đoàn tụ.

Đoạn trích kể về việc Quan Công cùng chị dâu đi tìm anh là Lưu Bị. Trên đường đi gặp lại Trương Phi, Trương Phi cho rằng Quan Công là người phản bội bỏ anh, hàng Tào Tháo, điều đó làm Trương Phi vô cùng giận dữ. Quan Công phải trải qua thử thách để minh chứng sự trong sạch của mình.

2. Hình tượng nhân vật Trương Phi

Nghe Tôn càn báo tin Quan Công đến:

  • Trương phi “ chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc”.
  • Cử chỉ: “mắt trợn tròn xoe”, “râu hùm vểnh ngược”.
  • Hành động: “múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”
  • Lời nói: Hầm hầm quát  Quan Công; gọi anh là “ Thằng”, xưng “ tao”; buộc tội Quan Công là kẻ bội nghĩa, người bất trung.

⇒ Trương Phi là người cứng cỏi, ngay thẳng, không dung thứ cho kẻ hai lòng.      

Khi thử thách Quan Công:

  • Gạt phắt lời thanh minh hộ cho Quan Công của hai chị dâu và Tôn Càn  Trương Phi lấy quan hệ vua tôi ra làm chuẩn mực để luận tội Quan Công.
  • Khi quân Sái Dương kéo đến: Trương Phi buộc tội Quan Công là kẻ bất nhân;“ múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công”; “thẳng cánh đánh trống” thái độ mạnh mẽ và dứt khoát.

⇒ Tấm lòng trong sáng, một lòng một dạ trung nghĩa, vì lí tưởng của người anh hùng.

Khi nhận ra tấm lòng của Quan Công:

  • Trương Phi đã “ rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường”.
  • Trương Phi là người giàu tình cảm, biết chịu nghe điều phải.

Tóm lại: tác giả miêu tả Trương Phi rất sống động: cương trực, thẳng thắng, quyết liệt, trong sáng và trung nghĩa, biết phục thiện trước cái đúng và rất tình cảm

3. Nhân vật Quan Công

Vượt qua năm cửa quan, chém sáu tướng Tào, đưa hai phu nhân về với Lưu Bị.

Khi gặp Trương Phi : vô cùng mừng rỡ.

Rất trọng nghĩa    

Khi bị Trương Phi hiểu lầm:  

  • Gọi Trương Phi là “ hiền đệ”.
  • Lời lẽ mềm mỏng.
  • Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.

⇒ Quan Công là người có cách cư xử rất đúng mực của một người anh, còn là người điềm đạm, bình tĩnh,nhũn nhặn khẳng định lòng trung nghĩa

Khi quân Sái Dương kéo đến:

  • Nói với Trương Phi: Để Quan Công chém Sái Dương chứng tỏ lòng thực
  • Cử chỉ: Chẳng nói một lời khi giáp mặt Sái Dương
  • Hành động: “ múa long đao xô lại”, “ chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất”.

⇒ Quan Công là người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong

Tóm lại: Quan Công tỏ ra rất độ lượng, từ tốn, dũng cảm và trung thành tuyệt đối với lời thề kết nghĩa vườn đào.

4. Ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành

Biểu dương tính tình cương trực của Trương Phi.

Ca ngợi lòng trung nghĩa của Quan Công

Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em: Lưu – Quan – Trương.

Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ của các anh hùng

⇒ Hồi trống Cổ Thành dù mang âm vang chiến trận vẫn khác trống trận thông thường. Nó là biểu tượng của lòng trung nghĩa, thẳng thắn, mạnh mẽ và lòng dũng cảm phi thường

IV. Luyện tập

1. Với em bài học gì sâu sắc nhất sau khi đọc văn bản Hồi trống Cổ Thành.

Gợi ý.

Giữ gìn và học hỏi theo vẻ đẹp trong tính cách của Trương Phi và Quan Công: giàu lòng trung nghĩa, tận trung với vua.

Trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.

2. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công được thể hiện qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành.

Đoạn văn tham khảo

 Hồi trống Cổ Thành, tác giả đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi. Quan Công tỏ ra là người độ lượng, khiêm nhường, từ tốn trong khi đó Trương Phi lại hết sức nóng nảy). Trương Phi là con người cương trực, thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo. Đó chính là lí do tại sao nhân vật này nghi ngờ tấm lòng người anh - của mình, tức giận múa bát xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng mày - tao với anh, gọi Quan Công là thằng phụ nghĩa rồi ra điều kiện Trương - Phi đánh ba hồi trống thì Quan Công pnải chém được tướng Tào. Tất cả những hành động ấy có phần bộc phát, nóng nảy, thiếu điềm tĩnh nhưng thể hiện rõ nét tính cách vốn có của Trương Phi. Hồi trống Cổ Thành đã khắc hoạ được tính cách tưởng chừng đối lập của hai nhân vật của Tam quốc. Trương Phi ngay thẳng, Quan Công trung nghĩa.


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 3: Người Ở Bến Sông Châu
Bài 5: Thực Hành Tiếng Việt Trang 54, 55