Picture of the author
Picture of the author
SGK CD Ngữ Văn 10»Bài 4: Văn Bản Thông Tin»Bài 4: Lễ Hội Dân Gian Đặc Sắc Của Dân T...

Bài 4: Lễ Hội Dân Gian Đặc Sắc Của Dân Tộc Chăm Ở Ninh Thuận

Lý thuyết bài Lễ Hội Dân Gian Đặc Sắc Của Dân Tộc Chăm Ở Ninh Thuận môn Văn 10 bộ sách CD bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

le-hoi-dan-gian


I. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị

Thông tin vê người Chăm (Ninh Thuận)

Người Chăm, người Chăm-Pa hay người Champa (tiếng Chăm: Urang Campa; tiếng Khmer: ជនជាតិចាម, Chónchèat Cham), còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm Thành, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia (người Nam Đảo) có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Từ thế kỷ 2 đến giữa thế kỷ 15, người Chăm cư trú tại Chăm Pa, một lãnh thổ tiếp giáp của các quốc gia độc lập ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Họ nói ngôn ngữ Chăm, thứ ngôn ngữ mà trước đây vẫn được người Chăm nói, và ngôn ngữ Tsat được dùng bởi con cháu người Utsul của họ trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, hai ngôn ngữ Chamic từ ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo của ngữ hệ Nam Đảo. Người Chăm và người Mã Lai là những dân tộc Nam Đảo lớn duy nhất định cư ở lục địa Đông Nam Á thời kỳ đồ sắt trong số những cư dân Nam Á (Austroasiatic) cổ hơn.

Dân số người Chăm tại Việt Nam theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 178.948 người, năm 2009 là 161.729 người, xếp thứ 14 về dân số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Theo phân loại của Joshua Project có hai nhánh là Chăm Tây với tổng dân số 321 ngàn cư trú ở Việt Nam, Campuchia và các nước khác, và Chăm Đông với tổng dân số 132 ngàn cư trú chủ yếu ở Việt Nam và Hoa Kỳ.

2. Tác giả tác phẩm

a. Xuất xứ

Văn bản được đăng trên báo thegioidisan.vn

b. Bố cục: 3 phần

Phần 1: Giới thiệu về lễ hội Ka-tê và thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội

Phần 2: Phần nghi lễ của lễ hội Ka-tê

Phần 3: Phần hội với những hoạt động, trò chơi của mọi người tham gia

II. Đọc hiểu văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận - Ngữ Văn 10 CD

1. Đọc văn bản

2. Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu

Câu 1 trang 100 tập 1 Ngữ Văn 10 CD

Phần in đậm này có tác dụng gì?

Gợi ý:

- Phần in đậm là phần mở đầu, giới thiệu chung về đối tượng chính mà bài viết đề cập. 

- Phần in đậm đóng vai trò rất lớn trong quyết định đọc tiếp hay dừng đọc. Bởi một phần mở đầu lôi cuốn, hấp dẫn sẽ giúp người đọc muốn tìm hiểu phần tiếp theo của cuốn sách. Phần mở đầu hay sẽ khiến người ta đồng cảm và đánh giá cao bài viết, từ đó muốn dành thời gian đọc các phần sau.

 - Ngoài ra, phần in đậm còn có vai trò định hướng, làm cho bài viết mạch lạc, đảm bảo logic

Câu 2 trang 101 tập 1 Ngữ Văn 10 CD

Phần cung cấp thông 1 tin nào cho người đọc?

Gợi ý:

Đoạn 1 nói về thời gian, hoàn cảnh diễn ra lễ hội Katê. Đồng thời, đoạn 1 cũng cho biết thời điểm diễn ra Lễ hội Katê xưa và thời điểm diễn ra Lễ hội Katê ngày nay, từ đó so sánh, làm rõ sự thay đổi, khác biệt.

Câu 3 trang 102 tập 1 Ngữ Văn 10 CD

Hoạt động nào của lễ hội Ka-tê được thể hiện qua bức ảnh này?

Gợi ý:

Đây là thời điểm của ngày thứ hai của lễ hội, khi các nhóm Chăm và Raglai làm lễ rước trang phục lên tháp Pôklong Garai. Linh mục) vinh dự dẫn đầu đoàn rước lễ phục lên tháp. Anh ta mặc một chiếc áo khoác và một chiếc khăn trên đầu, cả hai đều màu trắng. Phía sau linh mục là các chức sắc Chăm, thanh niên và trí thức. Y phục được đặt trên kiệu, có ô che hai bên. Phía sau là những cô thôn nữ xinh đẹp trong tà áo dài truyền thống của người Chăm. Họ vừa đi vừa nhảy múa vui vẻ. Tiếp đến là một nhóm người Raglai vừa múa khèn vừa thổi khèn bầu.

Câu 4 trang 103 tập 1 Ngữ Văn 10 CD

Bức ảnh cho thấy hoạt động nào của phần hội?

le-hoi-dan-gian-1

Gợi ý:

Bức ảnh cho thấy phần hội trong lễ hội Ka-tê:

-  “Trong thời gian lễ hội, hoa đăng đều được thắp sáng trên mọi ngả đường.”

-  “Tất cả những người tham gia lễ hội đều cảm thấy phấn chấn trước khi bước vào một vụ mùa mới.”

-  “Khắp nơi là âm thanh vang vọng của các nhạc cụ dân tộc Chăm (trống Ghi-năng, Ba-ra-nung và kèn Sa-ra-nai) hoà quyện với giọng hát của nam thanh, nữ tú,...”

-  “Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nữ Chăm thẹn thùng thả dáng cùng các điệu múa quạt, múa đội Thong-ha-la (cỗ bồng trầu). Việc trình diễn những điệu múa này để cầu các vị thần ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu và đời sống của người dân ấm no, hạnh phúc.”

=> Tất cả những chi tiết trên cho thấy phần hội của lễ hội Ka-tê đang diễn ra vô cùng náo nhiệt và vui vẻ. Mọi người cùng tham gia các trò chơi, bài hát thể hiện ước vọng của cộng đồng về văn hiến tươi tốt, cuộc sống ấm no, không khí hết sức tưng bừng, vui tươi.

Câu 5 trang 103 tập 1 Ngữ Văn 10 CD

Tìm chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm

Gợi ý:

“Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mầm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình.”

“Trong ngày hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích.”

“Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ. Họ say sưa ca hát, nhảy múa đến đêm khuya.”

“Hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ấm gia đình để họp mặt gia tiên.”

Câu 6 trang 104 tập 1 Ngữ Văn 10 CD

Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới điều gì?

Gợi ý:

- Lễ hội Katê là ​​hình ảnh minh họa cho đời sống cộng đồng, nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của dân tộc Chăm. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; Cầu cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật. 

- Thông qua lễ hội Ka-Neo, người Chăm hướng đến một cuộc sống cộng đồng hòa bình, ấm no và hạnh phúc. Thể hiện lòng biết ơn của bạn với các vị thần và tổ tiên. Đồng thời cũng thể hiện niềm khao khát về một màu màng trù phú, ấm áp.

III. Đọc hiểu nội dung Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận - Ngữ Văn 10 CD

1. Ý nghĩa nhan đề văn bản

- Nhan đề: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

- Đề tài: Viết về lễ hội dân gian Việt Nam 

=> Nhan đề có liên hệ mật thiết với chủ đề hay nói cách khác nhan đề đã khái quát được chủ đề của văn bản. 

- Tác giả không nêu tên lễ hội Katê vì nếu chỉ kể như vậy người đọc sẽ không thể hình dung rõ đây là lễ hội gì nên sẽ không để lại ấn tượng tốt cho người đọc.

2. Những thông tin cơ bản về lễ hội Ka – tê của người Chăm ở Ninh Thuận

Những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê trong văn bản:

  • Thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê
  • Phần lễ và phần hội của lễ hội Ka-tê
  • Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê

Điểm đặc sắc của lễ hội: “phần nghi lễ” và “phần hội” rất đặc sắc và phong phú, làm nên nét riêng và độc đáo của lễ hội Ka-tê.

3. Tác dụng của phương thức miêu tả và tự sự trong văn bản

Trong văn bản, phương thức tự sự và miêu tả có vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền tải thông tin. Nó có tác dụng làm rõ, mang tính xác thực, mang đến lượng thông tin lớn, chi tiết về lễ hội Ka-tê đến với người đọc.

4. Điểm tương đồng

Điểm tương đồng giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống).

Đây là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, thể hiện sự tri ân với ông bà, tổ tiên, những bậc tiền bối và cầu chúc cho một năm hạnh phúc, bình an.

Nhận xét: Ở Việt Nam, dù là bất cứ dân tộc nào cũng luôn luôn đề cao lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên - những thế hệ đi trước đã có công sinh thành, dưỡng dục.

5. Giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình

Một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, có các thông tin sau:

  • Thời gian diễn ra ngày Tết âm lịch
  • Các lễ nghi ngày Tết: Nghi thức thờ cúng tổ tiên
  • Các hoạt động ngày Tết: Chúc Tết, tục lì xì đầu năm, …
  • Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền: Là dịp gia đình đoàn viên, bày tỏ lòng kính trọng và lòng tin về sự cầu bình an, đầu năm mới, …

Sử dụng các hình ảnh như:

  • Ảnh thờ cúng (Gia đình bày mâm cỗ cúng gia tiên,…)
  • Ảnh hoạt động ngày Tết (Con cháu mừng tuổi ông bà, mọi người quây quần bên nhau đầu năm mới…)

Vd: Bàn thờ ngày Tết

le-hoi-dan-gian-2

Vd: Các hoạt động ngày Tết.

Gói bánh chưng:

le-hoi-dan-gian-3

Trang trí cây mai và mừng tuổi

le-hoi-dan-gian-4

Viết câu đối Tết

le-hoi-dan-gian-5

IV. Luyện tập

Vẽ một bức Đồ hoạ về các hoạt động trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam

Tham khảo:

le-hoi-dan-gian-6


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 3: Lễ Hội Đền Hùng
Bìa 5: Thực Hành Tiếng Việt Trang 104