Picture of the author
Picture of the author
SGK CD Ngữ Văn 10»Bài 4: Văn Bản Thông Tin»Bài 14: Ôn Tập Cuối Học Kì 1 - Phần: Tiế...

Bài 14: Ôn Tập Cuối Học Kì 1 - Phần: Tiếng Việt

Lý thuyết bài Ôn Tập Cuối Học Kì 1 - Phần: Tiếng Việt môn Văn 10 bộ sách CD. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Ôn tập cuối học kì 1 - Phần tiếng Việt trang 120 tập 1 - Ngữ Văn 10 Cánh diều

Câu 10 trang 120 tập 1 Ngữ Văn 10 CD

a. Nêu nội dung chính của phần tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 10, tập một theo bảng sau:

Trả lời:

Bài

Tên nội dung chính phần tiếng Việt

1

Nghị luận xã hội (Viết bài văn nghị luận về một vấn đề nghị luận xã hội, thuyết trình về một vấn đề xã hội)

2

Nghị luận văn học (Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ; Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ)

3

Nghị luận xã hội (Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm; thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau)

4

Văn bản thông tin (Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng; viết bài luận về bản thân; thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa)


b. Nêu ra một số biện pháp tu từ có trong các bài thơ đã học ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật.

Trả lời:

Đất nước: Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, đối lập

Lính đảo hát tình ca trên đảo: Biện pháp tu từ so sánh, đối lập

Mùa hoa mận: Nhân hóa, liệt kê

⇒ Biện pháp tu từ điệp ngữ, đứng ở đầu câu có tác dụng nhấn mạnh, làm cho câu thơ trở nên sinh động

Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.


c. Trong các lỗi dùng từ về tiếng Việt được đề cập ở sách Ngữ văn 10, tập một, em thường hay mắc lỗi nào?

Trả lời:

Chúng ta thường hay mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa, sai chính tả, câu không đầy đủ, không đúng sắc thái.

  • Không đúng nghĩa của từ:

Ví dụ: Tôi luôn mong ngóng bạn tiến bộ từng ngày

Sai từ mong ngóng sửa thành mong muốn

  • Không đúng sắc thái, thiếu tế nhị:

Ví dụ: Tôi mới nghe tin ông bạn Lan mới chết đấy các bạn ạ, lớp mình cần động viên bạn Lan mọi người nhé

Từ: chết thay bằng từ mất

  • Câu cụt:

Ví dụ:

Làm gì vậy? → Cậu làm gì vậy?

Đi ra chỗ khác đi → Cậu ra chỗ khác đi

Em cô → Em trả lời cho cô (cô ơi), Em muốn trả lời, Em trả lời được câu này,..


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri 


Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 13: Ôn Tập Cuối Học Kì 1 - Phần: Nói Và Nghe
Bài 15: Ôn Tập Cuối Học Kì 1 - Phần: Tự Đánh Giá