I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Tô Hoài
Tô Hoài: Tên khai sinh là Nguyễn Sen.
Sinh năm 1920, mất năm 2014
Quê quán: Hà Nội
Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại (truyện ngắn, truyện dài, hồi kí, tự truyện). Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong đó có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi.
Tác phẩm tiêu biểu viết cho thiếu nhi: Võ sĩ Bọ Ngựa, Dê và Lợn, Đôi ri đá, Chuyện nỏ thần, Dễ Mèn phiêu lưu kí....
2. Giới thiệu tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”
“Dế mèn phiêu lưu kí” (1941) là truyện đồng thoại dành cho lứa tuổi thiếu nhi, tác phẩm đã được dịch ra 40 thứ tiếng trên thế giới. Trong truyện, nhân vật chính là Dế Mèn, cậu đã trải qua muôn vàn cuộc phiêu lưu thử thách đầy mạo hiểm. Ở chặng đường ấy là những bài học giúp Dế Mèn trưởng thành và trở thành một chàng Dế cao thượng. Chúng ta có thể đúc kết kinh nghiệm từ chính nhân vật Dế Mèn, đó là đi một ngày đàng học một sàng khôn.
3. Đoạn trích
Bài học đường đời đầu tiên
a. Vị trí
Trích chương I của “ Dế Mèn phiêu lưu kí”.
b. Cốt truyện
Các sự việc chính:
- Miêu tả Dế Mèn: Tả hình dáng, cử chỉ, hành động.
- Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Dế Mèn coi thường Dế Choắt. Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
Tóm tắt:
Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên cậu lại có tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt - người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài “ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện”. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
c. Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”: Miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn.
- Phần 2: Đoạn còn lại: Diễn biến câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
II. Đọc hiểu văn bản Bài học đường đời đầu tiên
1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn
Ngoại hình Dế Mèn: Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt, cánh dài, răng đen nhánh, râu dài uốn cong, hùng dũng.
Hành động của Dế Mèn:
- Nhai ngoàm ngoạm.
- Co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ;
- Đi đứng oai vệ;
- Quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ; thỉnh thoảng, ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.
Ngôn ngữ của Dế Mèn: gọi Dế Choắt là “chú mày” với giọng điệu khinh khỉnh..
Tâm trạng của Dế Mèn: hãnh hiện, tự hào cho là mình đẹp, cường tráng và giỏi.
⇒ Nhận xét:
Qua những chi tiết phần đầu văn bản, ta thấy Dế Mèn là một chàng thanh niên trẻ trung, yêu đời, tự tin nhưng vì tự tin quá mức về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình dẫn đến kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.
Nhân vật Dế Mèn đã được nhân hoá vừa mang đặc điểm của loài vật (ngoại hình, tập tính), vừa mang đặc điểm của con người đã được nhân cách hoá (suy nghĩ, thái độ, cảm xúc) ⇒ đặc trưng của truyện đồng thoại.
Nghệ thuật:
- Kể chuyện kết hợp miêu tả;
- Từ ngữ chính xác, sắc cạnh với nhiều động từ (đạp, nhai...); tính từ gợi hình gợi tả (mẫm bóng, nhọn hoắt, bóng mỡ, đen nhánh ...)
- Giọng văn sôi nổi.
2. Diễn biến câu chuyện Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt
a. Dế Choắt trong cái nhìn của Dế Mèn
Cái tên cũng do Dế Mèn đặt (giễu cợt).
Cách xưng hô: “chú mày”- “ta”.
Ngoại hình:
- Như gã nghiện thuốc phiện.
- Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ.
- Hôi như cú mèo.
Nhận xét về tính cách, sinh hoạt của Dế Choắt:
- Dại dột, có lớn mà không có khôn.
- Ăn ở bẩn thỉu, lôi thôi.
Lời từ chối của Dế Mèn khi Dé Choắt mong muốn được giúp đỡ: (đào hang sâu, có đường sang hang của Dế Mèn phòng lúc hoạn nạn), Dế Mèn thẳng thừng từ chối, thậm chí còn miệt thị Dế Choắt: hôi hám…
- Dế Choắt trong mắt của Dế Mèn: Xấu xí, yếu ớt, lười nhác, bẩn thỉu.
- Thái độ của Dế Mèn: Coi thường, khinh khi, nhìn bạn với cái nhìn trịch thượng.
- Ích kỉ, hẹp hòi, ngạo mạn, lạnh lùng trước hoàn cảnh khốn khó của đồng loại.
b. Sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt
Diễn biến hành động và tâm lí của Dế Mèn:
- Lúc đầu thì huênh hoang trước Dế Choắt.
- Hát véo von, xấc xược… với chị Cốc
- Sau đó chui tọt vào hang vắt chân chữ ngũ, nằm khểnh yên trí... đắc ý.
- Khi Dế choắt bị Cốc mổ thì nằm im thin thít, khi Cốc bay đi rồi mới dám mon men bò ra khỏi hang.
Hèn nhát, tham sống sợ chết, bỏ mặc bạn bè, không dám nhận lỗi.
⇒ Hành động Dế Mèn trêu chị Cốc không dũng cảm mà là sự liều lĩnh, ngông cuồng thiếu suy nghĩ: vì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người khác. Hơn nữa, Dế Mèn còn bỏ mặc bạn bẻ trong cơn nguy hiểm, điều đó cho thấy sự hèn nhát, không dám nhận lỗi của Dế Mèn.
- Sau khi Dế Choắt chết: Nâng đầu Dế Choắt vừa thương, vừa ăn năn hối hận; Chôn xác Dế Choắt vào bụi cỏ um tùm ⇒ ân hận, hối lỗi.
Hậu quả:
- Gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt (Kẻ phải trực tiếp chịu hậu quả của trò đùa này là Dế Choắt).
- Với Dế Mèn:
- Mất bạn láng giềng.
- Bị Dế Choắt dạy cho bài học nhớ đời.
- Suốt đời phải ân hận vì lỗi lầm của mình gây ra.
Tâm trạng của Dế Mèn sau khi Dế Choắt chết:
- Dế Mèn thể hiện ân hận, hối lỗi.
- Nâng đầu Dế Choắt vừa thương, vừa ăn năn hối hận.
- Chôn xác Dế Choắt vào bụi cỏ um tùm.
⇒ Nhận xét:
Sự thay đổi tâm trạng của Dế Mèn bất ngờ song hợp lý bởi cái chết của Dế Choắt đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của Dế Mèn, vì Dế Mèn sốc nổi song không ác ý. Ở đây có sự biến đổi tâm lý: từ thái độ kiêu ngạo, hống hách sang ăn năn, hối hận.
Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hợp lí.
- Việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình đã khiến câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của mình khi trải qua.
3. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau cái chết của Dế Choắt
Không nên kiêu căng, coi thường người khác.
Không nên xốc nổi để rồi hành động điên rồ, gây ra hậu quả khôn lường, để rồi phải ân hận suốt đời.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
Kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ, miêu tả loài vật chính xác, sinh động vừa mang đặc điểm loài vật, vừa mang đặc điểm con người.
Lựa chọn ngôi kể thứ nhất, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
Văn bản mang đặc điểm truyện đồng thoại.
2. Nội dung
Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình.
Bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; cách ứng xử lễ độ, khiêm nhường; sự tự chủ; ăn năn hối lỗi trước cử chỉ sai lầm...
3. Cách đọc hiểu văn bản truyện đồng thoại
Xác định những sự việc được kể, đâu là sự việc chính.
Nhận biết được loài vật được tác giả nhân hoá trong truyện.
Chỉ ra những đặc điểm của nhân vật trong truyện vừa có đặc điểm của loài vật, vừa có tính cách như con người.
Rút ra được bài học cho bản thân.
Biên soạn: GV Phạm Thị Hải
SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri