Table of Contents
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Tố Hữu
Tên thật: Nguyễn Kim Thành.
Quê quán: Thừa Thiên Huế.
Vị trí: Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.
Phong cách thơ: thơ trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.
Giải thưởng: 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Bài thơ “Lượm”
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Xuất xứ: In trong tập "Việt Bắc".
Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
b. Đọc diễn cảm
c. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
Thể thơ: 4 chữ
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả
Người kể chuyện: nhân vật xưng “chú”
Tóm tắt văn bản: Câu chuyện được kể trong 02 khoảng thời gian: thời gian quá khứ xa (5 khổ đầu); thời gian quá khứ gần (từ khổ 6 đến hết)
d. Bố cục:
3 phần
- Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ.
- Phần 2 (Tiếp đến Lượm ơi, còn không?): Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng cùng sự hi sinh của Lượm.
- Phần 3 (Còn lại): Hình ảnh Lượm còn sống mãi.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Câu chuyện về chú bé liên lạc và sự hi sinh anh dũng của chú bé
a. Hoàn cảnh gặp gỡ
Tác giả hồi tưởng lại kỉ niệm trong quá khứ xa cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc tên Lượm:
- Xưng hô: chú cháu. → Tình cảm thân thiết, trìu mến của những người chiến sĩ.
- Nghệ thuật hoán dụ: "Ngày Huế đổ máu".
→ Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ: Tác giả từ Hà Nội vào Huế công tác.
→ Gợi sự kiện lịch sử: bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1947).
b. Chân dung chú bé Lượm
Trang phục | - Cái xắc xinh xinh (Từ láy) | Gọn gàng, giống các chiến sĩ vệ quốc. |
Hình dáng | - Từ láy: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh. - Má đỏ bồ quân | Nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, dễ thương, đáng yêu |
Cử chỉ, hành động | - Huýt sáo như con chim chích (so sánh) - Cười híp mí.
| Hoạt bát, yêu đời. |
Lời nói | Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà. | Hồn nhiên, chân thật. |
Tóm lại: Bằng sự quan sát, hồi tưởng, tưởng tượng kết hợp với biện pháp so sánh, từ ngữ gợi tả, từ láy, nhịp thơ nhanh; nhà thơ đã vẽ lên bức chân dung chú bé Lượm hồn nhiên, vui nhộn, tinh nghịch, hăng hái với công việc cách mạng.
c. Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm
Chuyến đưa thư liên lạc cuối:
- "Một hôm nào đó/ Như bao hôm nào" → Công việc thường nhật.
- "Đạn bay vèo vèo", "Thượng khẩn" → Nhiệm vụ hiểm nguy nhưng quan trọng.
Hình ảnh Lượm:
- Không gian xuất hiện: "Đường quê vắng vẻ/ Lúa trổ đòng đòng" → Gợi không gian làng quê vắng vẻ, tươi đẹp làm nổi bật hoàn cảnh chiến đấu.
- Hành động, ý chí: Động từ mạnh "vụt qua" + câu hỏi tu từ "sợ chi hiểm nghèo?" → Hành động nhanh, dứt khoát, thái độ bất chấp hiểm nguy, đặt nhiệm vụ và đất nước lên trên tính mạng.
Sự hi sinh của Lượm:
- "bỗng" → Đột ngột, bất ngờ.
- "lòe chớp đỏ", "Thôi rồi, Lượm ơi!", "một dòng máu tươi" → Nói giảm nói tránh chỉ Lượm gặp nạn.
- "Lượm ơi, còn không?" → Nhịp thơ ngắt đôi, câu hỏi tu từ thể hiện sự ngỡ ngàng, xót xa trước sự ra đi của Lượm.
Hình ảnh ra đi của Lượm:
- "nằm trên lúa" → Gợi đi sự thanh thản, nhẹ nhàng.
- "Tay nắm chặt bông" → Muốn níu lấy sự sống.
- "Hồn bay giữa đồng" → Hóa thân vào quê hương đất nước. → Bất tử hóa chú bé anh hùng
d. Hình ảnh Lượm sống mãi
Điệp lại 2 khổ thơ phần đầu.
→ Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng.
→ Khẳng định hình ảnh Lượm còn sống mãi trong tâm trí nhà thơ, bất tử hoá hình ảnh Lượm trong tiếp nhận của người đọc. Do đó bài thơ đau xót nhưng không bi luỵ.
Hình ảnh "Nhảy trên đường vàng".
→ Con đường cát vàng, nắng vàng, lúa vàng hay lá vàng.
→ Con đường cách mạng vàng son.
2. Tình cảm của tác giả dành cho Lượm
Tình cảm yêu mến trước sự hồn nhiên, vui tươi, tinh nghịch, lòng say mê cách mạng ở chú bé.
Niềm đau đớn, bàng hoàng, xót thương vô hạn trước sự hi sinh của chú bé dũng cảm.
Tình cảm thiết tha, suy tưởng về sự ra đi, sự bất tử của Lượm trong lòng nhân dân, đất nước.
Bảng phân tích từ ngữ xưng hô và tình cảm tác giả dành cho chú bé Lượm:
Cách gọi | Dòng thơ | Giá trị biểu cảm |
Cháu | D3, 17, 20, 21, 43 | Quan hệ gần gũi, ruột thịt |
Chú bé | D4, 37, 48 | Lượm luôn sống mãi trong tâm trí nhà thơ (cách xưng hô xuất hiện ở đầu và cuối bài thơ) |
Đồng chí | D19, 29, 41 | Quan hệ những người cùng lí tưởng chiến đấu; thể hiện sự thân mật, thể hiện Lượm hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. |
Lượm | D26, 40, 47 | Gọi theo tên chú bé để nhấn mạnh sự hi sinh của Lượm và tâm trạng đau đớn, ngỡ ngàng cua nhà thơ. |
3. Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Yếu tố tự sự: Bài thơ viết theo hình thức một câu truyện (thơ tự sự), kể theo trật tự thời gian câu chuyện về cuộc đời chú bé liên lạc tên Lượm hiện lên qua hồi tưởng của tác giả (người kể chuyện).
Yếu tố miêu tả:
- Miêu tả hoàn cảnh gặp gỡ của tác giả với chú bé Lượm.
- Miêu tả bức chân dung đáng yêu, dễ mến của chú bé.
- Miêu tả lại chuyến liên lạc cuối cùng cùng sự hi sinh anh dũng của Lượm.
⇒ Tác dụng của yếu tố miêu tả và tự sự:
- Tạo nên hình thức câu chuyện kể liền mạch.
- Các yếu tố miêu tả đã khắc hoạ, miêu tả về chú bé Lượm; góp phần tạo dựng bối cảnh cho câu chuyện; thể hiện tình cảm của người kể chuyện
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
Cách gọi tên khác nhau: Bằng nhiều đại từ xưng hô (chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ) thể hiện sắc thái quan hệ và tình cảm khác nhau giữa người kể chuyện và nhân vật.
Thể thơ 4 chữ, sử dụng nhiều từ láy gợi hình, so sánh, hoán dụ, câu cảm thán…
Biểu cảm kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự.
2. Nội dung
Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
Biên soạn: GV Phạm Thị Hải
SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri