Table of Contents
I. Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đăng Mạnh
Quê quán: Sinh ra tại Nam Định, nguyên quán Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Vị trí: Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
II. Tìm hiểu chung về văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ
1. Xuất xứ
Trích Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh, tập 1, 2005.
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
Tìm hiểu chú thích và giải thích từ khó
(SGK Ngữ Văn 6 tập 1 trang 52, 53 - Cánh Diều)
3. Phương thức biểu đạt và và bố cục văn bản
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Bố cục: 3 phần như trong sách.
- Phần 1: Nguyên Hồng là con người nhạy cảm.
- Phần 2: Tuổi thơ thiếu tình thương của Nguyên Hồng
- Phần 3: Hoàn cảnh sống cực khổ của Nguyên Hồng.
Nội dung khái quát: Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ, nhân dân lao động (thể hiện qua nhan đề, hệ thống lí lẽ).
III. Phân tích văn bản
1. Nguyên Hồng là con người nhạy cảm
Ý chính: Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc:
- Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt.
- Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước.
- Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại.
- Khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật.
→ Biện pháp tu từ: Liệt kê, điệp cấu trúc "Khóc khi...."
- Không biết Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần.
- Hình ảnh so sánh: Mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt từ trái tim nhạy cảm.
⇒ Tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động của Nguyên Hồng.
2. Thời thơ ấu thiếu tình thương của Nguyên Hồng
Hoàn cảnh sống thời ấu thơ:
- Mồ côi cha từ năm 12 tuổi.
- Mẹ đi thêm bước nữa và thường làm ăn xa.
- Sinh ra trong cuộc hôn nhân ép uổng.
→ Vì cảnh ngộ éo le, gia đình chồng khinh ghét nên mẹ không thể gần gũi Hồng.
Sự cô đơn, bị khinh ghét:
- Không được gần mẹ.
- Phải sống nhờ vào bà cô cay nghiệt luôn có ý muốn chia rẽ tình cảm mẹ con Hồng.
- Tủi thân và khao khát tình mẫu tử: "Giá ai cho tôi 1 xu nhỉ…"Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải mẹ tôi đâu!".
⇒ Tuổi thơ của Nguyên Hồng thiếu thốn tình cảm gia đình, khao khát cả vật chất lẫn tình thương nên hình thành trong ông tính nhạy cảm, dễ thông cảm với người bất hạnh.
3. “Chất dân nghèo, chất lao động” ở nhà văn Nguyên Hồng
Hoàn cảnh sống cực khổ:
- Từ thời cắp sách đến trường: lặn lội với đời sống dân nghèo để tự kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, chung đụng với mọi hạng trẻ hư hỏng và các lớp cặn bã.
- Năm 16, khi đến Hải Phòng: càng nhập hẳn với cuộc sống của hạng người dưới đáy thành thị.
Tạo nên "chất dân nghèo, chất lao động":
- Vẻ ngoài: thoạt đầu tiếp xúc không thể phân biệt với những người dân lam lũ hay những bác thợ cày nước da sạm màu nắng gió.
- Lối sinh hoạt: thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng xử, thích thú riêng trong ăn uống,...
⇒ Chất dân nghèo, lao động thấm sâu vào văn chương ông.
4. Thái độ, tình cảm của người viết
Đồng cảm với cuộc đời nhiều bất hạnh, đáng thương của nhà văn Nguyên Hồng.
Bày tỏ tấm lòng trân trọng, ngợi ca những nét đẹp trong tâm hồn nhà văn, đặc biệt là tình yêu thương của Nguyên Hồng dành cho những người cùng khổ.
IV. Tổng kết
1. Nội dung
Qua văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Sự đồng cảm và tình yêu người đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.
Nguyên Hồng xứng đáng được coi là nhà văn của những người cùng khổ.
2. Nghệ thuật
Hệ thống lí lẽ sắc bén; dẫn chứng chân thực, thuyết phục.
Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp ngữ.
Biên soạn: GV Phạm Thị Hải
SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri