Picture of the author
Picture of the author
SGK CD Ngữ Văn 7»Bài 6: Truyện Ngụ Ngôn Và Tục Ngữ»Bài 3: Đẽo Cày Giữa Đường

Bài 3: Đẽo Cày Giữa Đường

Lý thuyết bài Đẽo Cày Giữa Đường môn Văn 7 bộ sách CD bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

deo-cay-giua-duong

I. Chuẩn bị trước khi đọc

Khi làm một việc, trước những góp ý khác nhau của nhiều người, em sẽ hành động: suy nghĩ xem lời nói của người góp ý với hành động của mình xem lời nói ấy có phù hợp hay không, có thật sự hữu ích không, nếu hợp lí thì em sẽ cải sửa, còn không hợp lí thì sẽ tiếp tục hành động của mình.

II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc và theo dõi đọc

Hoàn cảnh của người thợ mộc.

⇒ Hoàn cảnh của người thợ mộc: Anh dốc hết vốn mở cửa hàng đẽo cày để bán ở ngay lề đường nhiều người qua lại.

Người thợ mộc được góp ý những gì? Anh ta xử lí ra sao?

Trả lời: 

Người thợ mộc được góp ý:

  • Đẽo cho cao, to thì mới dễ cày
  • Đẽo nhỏ, thấp hơn mới dễ cày
  • Đẽo to gấp đôi gấp ba để cày voi

⇒ Lần nào được khuyên anh cũng làm theo lời khuyên mà không xem xét tình hình thực tế.

Người thợ mộc phải chịu hậu quả như thế nào?

⇒ Người thợ mộc phải chịu hậu quả: không bán được chiếc cày nào, vốn liếng đi đời nhà ma.

2. Tìm hiểu chung

Nội dung chính: Truyện kể về anh thợ mộc mở cửa hàng bán cày, khi anh ta đẽo cày bán, ai góp ý anh cũng cho là phải và làm theo. Kết quả là đống cày hỏng không sử dụng được.

Thể loại: truyện ngụ ngôn

Nhân vật chính: người thợ mộc

Ngôi kể: ngôi thứ ba

Bố cục: 3 phần

  • P1 (đoạn 1): Bối cảnh của người thợ mộc
  • P2 (đoạn 2): Công việc đẽo cày của anh thợ mộc
  • P3 (đoạn 3): Kết quả của việc đẽo cày

III. Suy ngẫm và phản hồi

1. Câu chuyện đẽo cày của anh thợ mộc

a. Hoàn cảnh của người thợ mộc

Một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.

b. Việc đẽo cày của người thợ mộc

Có rất nhiều người xem anh ta đẽo cày và mỗi người góp một ý khác nhau:

Những lần nghe theo

Lời góp ý- Hành động, thái độ

Hành động của người thợ mộc

Lần 1

Phải đẽo cao, to mới dễ cày.

Cho là phải – đẽo

Lần 2

Phải đẽo nhỏ, thấp hơn.

Cho là phải – đẽo

Lần 3

Phải đẽo to gấp đôi, gấp ba cho voi cày.

Liền đẽo ngay

 

Mỗi người góp một ý, anh thợ mộc đều cho là phải, thấy có lí và làm theo.

⇒ Anh thợ mộc không có chính kiến của bản thân mình, luôn bị động, thay đổi theo ý của người khác.

2. Kết quả của việc đẽo cày

Anh ta bày đầy hàng ra nhưng không ai mua.

Tất cả gỗ đẽo đều hỏng hết.

Vốn liếng đi đời nhà ma.

⇒ Anh thợ mộc hết vốn liếng, không đạt được kết quả mong muốn.

3. Bài học nhận thức

Khi muốn làm gì, cần tìm hiểu rõ về cách làm, xác định mục đích rõ ràng.

Con người cần biết cố gắng, nỗ lực để thực hiện những điều mình mong muốn.

Mỗi người cần biết lắng nghe có chọn lọc, có chủ kiến của bản thân, kiên định, không nên cả tin người khác, ai nói gì cũng làm theo.

IV. Luyện tập củng cố

1. Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.

Ví dụ.

Một sự việc tương tự truyện Đẽo cày giữa đường: nhà hàng xóm có xây ngôi nhà, định hướng để cổng phía Đông, đang xây dở dang, có người họ hàng xa đến chơi bảo  không nên làm cổng hướng Đông, cổng sau nhà không tốt. Nhà chủ nghe theo bèn phá đi xây cổng ra trước nhà. Khi xây gần xong, ông thầy bói bảo cổng trước nhà đâm thẳng vào cửa, phạm gia củ làm ăn không lên. Gia chủ nghe theo lại phá cổng đi và xây về hướng Tây. 

2.Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có sử dụng thành ngữ Đẽo cày giữa đường

Đoạn văn tham khảo.

Đẽo cày giữa đường là một thành ngữ có hàm ý chỉ và phê phán những người không có chủ kiến, luôn bị động, hay thay đổi theo quan điểm của người khác. Thành ngữ này cũng khuyên con người ta cần phải biết phân biệt phải trái, đúng sai, có được chính kiến của mình. Không chỉ thời xưa, mà đến ngày nay thành ngữ này vẫn vẹn nguyên giá trị. Đối với các bạn học sinh, để nhìn nhận rõ ràng vấn đề và có quan điểm riêng, không dễ bị lung lay bởi những ý kiến trái chiều của người khác là một thách thức. Muốn trở thành người có chủ kiến, không đẽo cày giữa đường, chúng ta cần phải nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức. Chỉ có như thế, ta mới có một nền tảng vững vàng, đúng đắn cho những suy nghĩ, quyết định của mình, cũng từ đó mà sẽ không lung lay trước vô vàn ý kiến của người khác. Không "Đẽo cày theo ý người ta /Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”


 Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 2: Ếch Ngồi Đáy Giếng
Bài 4: Tục Ngữ Về Thiên Nhiên, Lao Động Và Con Người, Xã Hội