Table of Contents
I. Chuẩn bị trước khi đọc
1. Khi đọc truyện
Truyện kể về những nhân vật: ếch, cua, nhái, ốc bé nhỏ. Nhân vật chính: con ếch.
Bối cảnh của truyện: tất cả các loài vật sống chung trong cái giếng, ếch chỉ thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.
Truyện nêu lên được bài học: phê phán những người vốn hiểu biết thì hạn hẹp mà lúc nào cũng xưng ta đây tài giỏi, hiểu biết nhiều thứ, tự cao, huênh hoang và hay khoác lác. Đồng thời câu truyện còn muốn khuyên mọi người phái cố gắng học hỏi mở rộng tầm nhìn của bản thân, tầm hiểu biết của mình và không nên kiêu ngạo tự cao và quá chủ quan.
2. Thông tin về truyện ngụ ngôn
Thể loại: thơ hoặc văn xuôi
Đề tài:
- Phê phán thói hư tật xấu của con người trong xã hội: bệnh chủ quan, tham lam ích kỉ, đoán mò, thói huênh hoang,…
- Đả kích giai cấp (thống trị): nhất là trong xã hội cũ thói đời ngang ngược, những kẻ đạo đức giả nhân giả nghĩa.
- Đưa ra những lời khuyên cho con người về cách đối nhân xử thế, về lối sống, sức mạnh của đoàn kết, vai trò của việc gắn liền lý thuyết với thực tiễn.
Nhân vật: các loài vật, đồ vật, cây cối
II. Trải nghiệm cùng văn bản
1. Đọc và theo dõi đọc
Bối cảnh của câu chuyện.
⇒ Bối cảnh của câu chuyện: tất cả các loài vật sống chung trong cái giếng, ếch chỉ thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.
Kết thúc truyện như thế nào?
⇒ Kết thúc truyện: Ếch bị con trâu giẫm bẹp
2. Tìm hiểu chung
a.Nội dung chính: Kể về chú ếch suốt ngày chỉ sống trong giếng nọ và coi trời bằng vung, hống hách, tự cao.
b. Bố cục văn bản: 2 phần.
- Phần 1: Từ đầu ... chúa tể -> Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng.
- Phần 2: Còn lại -> Cuộc sống của ếch khi ra khỏi giếng
c.Thể loại, nhân vật , ngôi kể, thứ tự kể
- Thể loại: truyện ngụ ngôn.
- Nhân vật chính: con ếch
- Ngôi kể: Ngôi thứ ba.
- Thứ tự: kể xuôi.
III. Suy ngẫm và phản hồi
1. Ý nghĩa nhan của truyện
Nhan đề Ếch ngồi đáy giếng có tác dụng lớn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản: thông qua nhan đề người đọc hình dung ngay được bối cảnh kể về con ếch ngồi trong đáy giếng và dự đoán được nội dung câu chuyện
2. Câu chuyện của ếch
a. Ếch ở trong giếng
Hoàn cảnh sống: xung quanh ếch chỉ có vài con cua, ốc, nhái ...
⇒ Môi trường sống nhỏ bé, hạn hẹp.
Hành động: Hàng ngày, ếch cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật nhỏ bé hoảng sơ.
Tính cách: Ếch cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung còn nó thì oai như một vị chúa tể.
⇒ Tầm nhìn, sự hiểu biết hạn chế và nông cạn.
⇒ Thái độ chủ quan, kiêu ngạo ...
b. Ếch ra ngoài giếng
Hoàn cảnh sống: ếch ra bên ngoài giếng.
⇒ Môi trường sống thay đổi, rộng lớn.
Hành động: Ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.
Tính cách: Vẫn nghênh ngang, kiêu ngạo.
⇒ Thái độ vẫn chủ quan ...
c. Kết quả: Ếch bị con trâu giẫm bẹp
2. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch
Nguyên nhân khách quan: trời mưa to... con trâu đi qua...
Nguyên nhân chủ quan: kiêu ngạo nên chủ quan.
⇒ Đó là kết quả của lối sống kiêu căng, hợm hĩnh nhưng hết sức ngu dốt, ngớ ngẩn.
3. Bài học nhận thức
Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh.
Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh.
Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn hay thay đổi vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình, để cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, phải nhìn xa trông rộng.
IV. Luyện tập củng cố
1. Trong cuộc sống, có nhiều hiện tượng tương tự truyện ếch ngồi đáy giếng. Em hãy nêu lên một hiện tượng như thế.
Trả lời:
Trong cuộc sống, có nhiều hiện tượng tương tự truyện ếch ngồi đáy giếng như: khi học tập có một chút thành tích thì xem thường các bạn khác, không chơi với những bạn học kém hơn. Dần dà ỷ nại và học kém dần đi, đi thi kết quả không cao.
2. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Thế nào là truyện ngụ ngôn?
- Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
- Là truyện thông qua việc mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
- Là truyện có ý nghĩa răn dạy con người những đạo lí của cuộc sống.
- Là truyện chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, li kì, giống như truyện cổ tích.
Câu 2. Mục đích của truyện ngụ ngôn là gì?
- Phản ánh cuộc sống.
- Tố cáo xã hội.
- Khuyên nhủ, răn dạy con người
- Gây cười.
Câu 3. Truyện Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại nào?
- Truyền thuyết.
- Thần thoại.
- Truyện cổ tích.
- Truyện ngụ ngôn.
Câu 4. Trong truyện Êch ngồi đáy giếng, con ếch sống trong một cái giếng nhỏ, chung quanh nó toàn là những con vật yếu đuối, điều này làm ếch có suy nghĩ thế nào?
- Ếch tưởng trong thế giới này chỉ có những con vật nhỏ hơn nó.
- Ếch cho rằng cái giếng là nơi sâu nhất.
- Ếch tưởng bầu trời nhỏ bé bằng cái vung và nó là một vị chúa tể.
- Ếch nghĩ nó không có bà con, họ hàng.
Câu 5. Khi nước tràn vào giếng và đưa ếch ra ngoài, thái độ của ếch như thế nào khi nhìn thấy cảnh vật chung quanh?
- Rất lo lắng và sợ sệt vì mọi thứ quá xa lạ.
- Đắc ý vì cảnh vật mới không bằng nơi nó sinh sống bấy lâu.
- Nghênh ngang đi lại khắp nơi, dương dương tự đắc vì nghĩ mình là chúa tể của muôn loài.
- Cười nhạo báng tất cả mọi thứ ếch gặp trên đường.
Câu 6. Trong truyện, ếch là con vật như thế nào?
- Có tầm hiểu biết sâu rộng và có vốn sống dồi dào.
- Có vốn sống bình thường nhưng luôn biết học hỏi.
- Có tầm hiểu biết sâu rộng nhưng không chịu học hỏi những con vật khác ở chung quanh.
- Có hiểu biết nông cạn, hời hợt nhưng lại thích huênh hoang.
Câu 7. Hậu quả của thái độ tự cao, tự đại của ếch là gì?
- Ếch bị các con vật trên bờ cách li và phải trở về giếng cũ.
- Ếch bị một con voi giẫm chết,
- Ếch bị con người bắt và ăn thịt.
- Ếch bị một con trâu đi qua giẫm cho bẹp dí.
Câu 8. Truyện Ếch ngồi đáy giếng phê phán điều gì?
- Phê phán những kẻ ỷ quyền thế bắt nạt người khác.
- Phê phán những người hiểu biết nông cạn mà thường tỏ ra huênh hoang, tự cho mình là nhất.
- Phê phán những người thích khoa trương, cho mình là giàu có.
- Phê phán những kẻ tham lam, độc ác, thích bòn rút của người khác.
Câu 9. Truyện Ếch ngồi đáy giếng khuyên chúng ta điều gì?
- Phải biết cố gắng học tập, không ngừng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân, không được chủ quan, kiêu ngạo.
- Phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
- Phải biết lượng sức mình, không nên làm những việc vô nghĩa.
- Phải biết tránh xa những thói hư, tật xấu.
Câu 10. Thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng thường được dùng để chỉ điều gì?
- Những người quanh năm sống một chỗ, không đi đến nơi nào khác.
- Những người không có gì nhưng lại thích khoe khoang.
- Những người có hiểu biết nông cạn nhưng lại luôn cho mình là người hiểu biết.
- Những người có vốn sống dồi dào nhưng không biết trau dồi bản thân
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | C | D | C | C | D | D | B | A | C |
3.Viết một đoạn văn (khoảng 7-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng.
Đoạn văn tham khảo
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm độc đáo đặc sắc, có nhiều câu chuyện hay để lại cho ta nhiều bài học vô cùng ý nghĩa, nhất là những câu chuyện ngụ ngôn. Trong những truyện ngụ đó, em thích nhất truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Bởi lẽ, thông qua nhân vật ếch em rút ra được nhiều bài học cho bản thân mình. Đó là môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt. Bản thân em sẽ cố gắng khiêm tốn, chăm chỉ học hỏi, hòa đồng cùng bạn bè, thầy cô giáo để ngày càng hoàn thiện bản thân. Đồng thời, đứng trước những vấn đề đơn giản cũng sẽ không chủ quan mà phải luôn luôn cẩn thận, không được giống như những kẻ “ếch ngồi đáy giếng” có tí thành tích là ra oai, không chịu cố gắng.
Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn
SĐT: 0945 441181
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri