Table of Contents
I. Chuẩn bị trước khi đọc
1. Tác giả
- R. Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương).
- Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong một gia đình quý tộc.
- Tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh.
- Ta-go làm thơ từ hồi niên thiếu và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội.
- Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”
- Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và nhiều bút kí, luận văn…
- Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…
- Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục.
- Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.
=>Vào năm 1913, ông trở thành người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”.
2. Tác phẩm
“Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.
3. Liên tưởng bản thân hồi nhỏ
- Hồi nhỏ tôi hay được mẹ cho chơi trò “giã gạo”, mỗi lần được mẹ nhấc bổng lên tôi lại cảm thấy rất vui và cười khúc khích.
- Chơi trò cưỡi ngựa trên lưng mẹ: mẹ làm ngựa cho tôi cưỡi nhông nhông nhông
- Choi trò đánh đu bằng chân:Mẹ ngồi trên giường để hai chân thòng xuống cho tôi ngồi lên rồi đu đưa
- Chơi trò làm may bay: mẹ để tôi lên hai bàn chân đưa lên cao, hai tay mẹ nắm hai tay tôi đang ra làm máy bay ..
=>Tất cả cá trò chơi trên đều rất vui và ấm áp
II. Trải nghiệm cùng văn bản
1. Đọc - theo dõi đọc
- Chú ý sự tưởng tượng của em bé và các hình ảnh đẹp trong đoạn thơ.
=> Em bé ngước nhìn lên bầu trời, tưởng tượng mình đang nói chuyện với những người trên mây… cuộc sống trên mây thật hấp dẫn, thú vị đối với một đứa trẻ như em.
- Những hình ảnh thiên nhiên nào được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ?
mây, sóng, bầu trời, trăng, biển cả.
- Chú ý lời nói của em bé sau lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”.
+ “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
+ “Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”
+ “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
+ “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
=> Thể hiện tâm trạng vừa muốn đi chơi, nhưng lại vừa không muốn rời xa mẹ
2. Tìm hiểu chung
- Người kể chuyện: em bé kể một câu chuyện tưởng tượng của em với mẹ
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả;
- Thể loại: thơ văn xuôi (thơ tự do);
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ
+ Phần 2 (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
III. Suy ngẫm và phản hồi
1. Đặc trưng của thơ
Khác nhau | Văn bản thơ em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ vãn 7, tập một | Mây và sóng |
Số tiếng trong các dòng | 4 hoặc 5 tiếng | Dài ngắn đan xen |
Số dòng trong một bài | Không giới hạn | Không giới hạn |
Vần | Vần chân (cuối câu) | Không có vấn |
Nhịp | Chủ yếu 3/2 2/2, 2/3 | Không có nhịp |
Giống nhau | Thể hiện tình cảm, cảm xúc, thế giới nội tâm; ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh; sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ… |
=> Mây và sóng khác Chuyện cổ tích về loài người nhưng vẫn được coi là VB thơ vì trừ đặc điểm về số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi bài, vần, nhịp…thì VB Mây và sóng còn có đặc điểm khác là ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ thông qua đó thể hiện cảm xúc, thế giới nội tâm (tình yêu của em bé dành cho mẹ; tình cảm yêu mến của nhà thơ với trẻ em, với thiên nhiên của nhà thơ).
2. Cấu trúc 2 phần của bài thơ
a. Điểm giống nhau giữa 2 phần:
Kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.
b.Điểm khác nhau giữa 2 phần:
- Đối tượng: mây – sóng.
- Trò chơi: con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.
- Không gian: trên trời – dưới biển.
3. Lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”
- Thế giới của những người sống “trên mây”, “trong sóng”:
+ Thế giới của những người sống “trên mây”: Rực rỡ, lung linh, huyền ảo (ánh sáng mặt trời vàng buổi bình minh, ánh sáng vầng trăng bạc khi đêm về);
+ Thế giới của những người sống “trong sóng”: Vui vẻ và hạnh phúc (chỉ có ca hát và rong chơi khắp chốn từ khi thức dậy cho đến chiều tà).
=>Xa xôi, cao rộng, rực rỡ sắc màu, chứa đựng biết bao điều bí ẩn;
- Tâm trạng của em bé
+ "làm thế nào để lên đó được”
+ “làm thế nào để ra ngoài đó được"
=> Tâm trạng háo hức, thích thú, tò mò, muốn khám phá thế giới thần tiên, được vui với những trò thú vị, hấp dẫn
=>Tác giả miêu tả tinh tế tâm lý trẻ thơ, nếu để em bé từ chối ngay từ đầu có vẻ không phù hợp với tâm lý trẻ thơ
4. Lời từ chối của em bé
- Lời từ chối của em bé:
+ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?
+ Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?
=> Sự mong mỏi, chờ đợi em về nhà của mẹ đã chiến thắng những cuộc phiêu du. Hay nói cách khác, em bé đã hiểu được tấm lòng của mẹ. Vì thế, với em bé, được ở bên mẹ, làm mẹ vui và được mẹ yêu thương, che chở là niềm hạnh phúc không gì sánh được.
5. Trò chơi của em bé
a. Trò chơi
- Con là mây, mẹ là trăng, con lấy hai tay trùm lên người mẹ;
- Con là sóng, mẹ là bờ biển, con sẽ lăn, lăn, lăn và vỗ vào gối mẹ.
=> Trò chơi vừa thỏa ước mong làm mây, làm sóng tinh nghịch, bay cao, lan xa phiêu du khắp chốn; lại vừa được quấn quýt bên mẹ - như mây quấn quýt bên vầng trăng, như sóng vui đùa bên bờ biển
b. Tình cảm mẩu tử
- Tình cảm em bé dành cho mẹ
+ Luôn muốn ở bên mẹ, vui chơi cùng mẹ;
+ Sáng tạo ra những trò chơi thú vị để mẹ có thể chơi cùng;
- Tình cảm mẹ dành cho em bé
+ Mẹ luôn muốn ở bên để chăm sóc, chở che, vỗ về: mẹ mình đang đợi ở nhà, buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà;
+ Mẹ giống như ánh trăng dịu hiền soi sáng từng bước con đi, bờ biển bao dung ôm ấp, vỗ về;
- Không ai biết mẹ con ta ở chốn nào => Tình mẫu tử hòa quyện, lan tỏa, thâm nhập khắp vũ trụ mênh mông.
=> Đặt tình mẫu tử tương quan với thiên nhiên, vũ trụ
=> Ca ngợi, tôn vinh tình mẫu tử bao la, thiêng liêng và vĩnh cửu.
6. Điều nhà thơ muốn nói qua những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ
- Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé rất đặc biệt vì có sự hiện diện của thiên nhiên của mây, của sống và đặc biệt là có cả em và mẹ.
- Trong trò chơi của mình, chú bé biến thành mây còn mặt trăng là hiện thân của mẹ để cùng sống dưới một mái nhà cho chú được ôm ấp, tiếp nhận ánh sáng dịu dàng. Khi chú biến thành sóng, mẹ sẽ là bến bờ kì lạ luôn bao dung rộng mở luôn sần sàng tiếp đón chú bé “lăn, lăn mãi vào lòng”.
=> Từ đó, nhà thơ muốn truyền đạt hai ý chính:
- Tình mẹ con không thay đổi theo thời gian và vẫn tồn tại mãi mãi.
- Hạnh phúc không nằm ở những điều xa xôi, mà nó hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày mà chính chúng ta tự xây dựng.
7. Thông điệp của bài thơ
- Ca ngợi tình mẫu tử, tình yêu giữa mẹ và con.
- Trong cuộc sống, con người thường đối mặt với những cám dỗ. Để khước từ những điều đó, cần có sự tự tin và điểm tựa vững chắc từ tình mẫu tử.
- Tuổi thơ có trí tưởng tượng phong phú, nhưng hạnh phúc không phải là điều xa xôi, bí ẩn, mà nó tồn tại ngay trong cuộc sống thường nhật và được tạo nên bởi chính con người.
- Tình yêu và sự sáng tạo có mối liên hệ gắn kết với nhau.
IV. Luyện tập
1. Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (5 – 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.
Đoạn văn tham khảo.
Tôi vừa có một cuộc gặp gỡ vô cùng thú vị và hấp dẫn. Mây và sóng như mời gọi tôi vào một xứ sở thần tiên, nơi có những vườn hoa đầy màu sắc và tiếng chim hót líu lo. Họ còn hứa sẽ cho tôi ngồi trên những đám mây bồng bềnh, lướt trên những con sóng biển cao trắng xóa. Tôi vô cùng phấn khởi vì dù có nằm mơ tôi cũng không nghĩ rằng điều kỳ diệu đó lại xảy ra với mình. Tôi đang nghĩ đến một chuyến đi, tôi sẽ mượn mẹ chiếc máy ảnh để mang theo. Ôi không, có lần mẹ tôi đã rất lo lắng và khóc khi tôi đi lang thang. Con từ chối lời mời gọi của sóng gió để mẹ buồn vì con. Dù quyết định này hơi muộn nhưng tôi vẫn cảm thấy tự hào về bản thân.
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng
Đoạn văn tham khảo
Bài thơ “Mây và sóng” là một tác phẩm đặc sắc của Tago. Được viết dưới dạng một bài thơ, nhưng "Mây và Sóng" giống một câu chuyện hơn. Tác giả đã sử dụng kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả giúp tác phẩm của mình trở nên hấp dẫn và sinh động hơn. Nhân vật trữ tình của bài là em bé kể cho mẹ nghe cuộc nói chuyện của em với những người “trên mây”, “trong sóng”. Câu chuyện của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “ trong sóng có ai gọi con”. Và rồi, Tago đã miêu tả thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện ra thật kì diệu, như giấc mơ của trẻ thơ. Có "bình minh vàng", "ánh trăng bạc". Ở đó, những đứa trẻ sẽ có thể lang thang từ khi thức dậy cho đến khi mặt trời lặn, khám phá những điều kỳ diệu trên bầu trời hay dưới biển.", "Nhưng làm sao tôi có thể ra đó?". Các câu hỏi đã thể hiện khát khao chinh phục và khám phá thế giới của nhân vật này. Đáp lại, câu trả lời của người “trên mây”, “trong sóng”: “Hãy đi đến tận cùng trái đất, giơ tay lên trời, bạn sẽ được nâng lên mây”; “Hãy đến bên bờ biển, nhắm mắt lại, bạn sẽ được nâng lên bởi những con sóng. Dù còn thơ ngây, nghịch ngợm nhưng khi nghe đến đây, em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao con để mẹ đến?”, “Con bỏ mẹ mà đi sao được?”. Và rồi chính em bé đã phát minh ra một trò chơi kỳ diệu có thể chơi cùng mẹ. Dù ở đâu, em bé cũng muốn ở bên mẹ. Bài thơ được viết theo thể thơ tự sự, không ràng buộc bởi niêm luật, vần thơ. Nhịp điệu nhịp nhàng, hình ảnh tượng trưng, ngôn ngữ sinh động đã góp phần làm cho bài thơ giàu cảm xúc. Có thể nói, “Mây và sóng” giúp người đọc cảm nhận được tình mẹ chân thành, giản dị mà cao đẹp biết bao.
Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn
SĐT: 0945 441181
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri