Picture of the author
Picture of the author
SGK CD Toán 6»Hình Học Trực Quan»Bài 1: Tam Giác Đều. Hình Vuông. Lục Giá...

Bài 1: Tam Giác Đều. Hình Vuông. Lục Giác Đều

Lý thuyết bài Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều môn toán 6 bộ sách Cánh Diều. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Tam giác đều

1.1. Nhận biết tam giác đều

Tam giác đều ABC có 

+ Ba cạnh bằng nhau: AB = BC = CA

+ Ba góc ở các đỉnh A, B, C bằng nhau.

bai-1-tam-giac-deu-hinh-vuong-luc-giac-deu-cd

Chú ý: Trong hình học nói chung, tam giác nói riêng, các cạnh bằng nhau (hay các góc bằng nhau) thường được chỉ rõ ràng bằng cùng một ký hiệu (xem hình vẽ trên).

1.2. Vẽ tam giác đều

Vẽ tam giác đều bằng thước và compa khi biết độ dài cạnh.

Ví dụ: Dùng thước và compa vẽ tam giác đều ABC có độ dài cạnh bằng 3 cm.

Giải:

Để vẽ tam giác đều ABC có độ dài cạnh bằng 3 cm, ta làm như sau:

bai-1-tam-giac-deu-hinh-vuong-luc-giac-deu-cd-2

Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều

  • Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm
  • Bước 2. Lấy A làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB.
  • Bước 3. Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính BA; gọi C là giao điểm của hai phần đường tròn vừa vẽ.
  • Bước 4. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AC và BC

Khi đó ta được tam giác đều ABC có cạnh bằng 3 cm. 

2. Hình vuông

2.1. Nhận biết hình vuông

bai-1-tam-giac-deu-hinh-vuong-luc-giac-deu-cd-3

Hình vuông ABCD có:

+ Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA

+ Hai cạnh đối AB và CD; AD và BC song song với nhau.

+ Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD

+ Bốn góc ở các đỉnh A, B, C, D là góc vuông.

2.2. Vẽ hình vuông

Vẽ bằng ê ke hình vuông ABCD , biết độ dài cạnh.

Ví dụ: Vẽ bằng ê ke hình vuông ABCD, biết độ dài cạnh bằng 7 cm

  • Vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm.
  • Vẽ hai đường thẳng vuông góc với CD tại C và D như hình vẽ.
  • Trên đường thẳng qua C lấy đoạn CB = 7 cm; trên đường thẳng qua D lấy đoạn DA = 7 cm.
  • Nối hai điểm A và B ta được hình vuông cần vẽ.
  • Dùng thước và eke kiểm tra xem hình ABCD có các cạnh bằng nhau không, có các góc bằng nhau không.

2.3. Chu vi và diện tích hình vuông

Công thức tính chu vi hình vuông:

C = 4.a

Trong đó:

  • a : độ cài của một cạnh bất kỳ trong hình vuông.
  • P: Chu vi hình vuông.

Cách tính diện tích hình vuông:

S = a . a = a2

Trong đó:

  • a : Độ cài của một cạnh bất kỳ trong hình vuông.
  • S: Diện tích hình vuông.

3. Lục giác điều

bai-1-tam-giac-deu-hinh-vuong-luc-giac-deu-cd-4

Lục giác đều ABCDEG ở hình vẽ có:

  • Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EG = GA;
  • Ba đường chéo chính cắt nhau tại điểm O;
  • Ba đường chéo chính bằng nhau: AD = BE = CG;
  • Sáu góc ở các đỉnh A, B, C, D, E, G bằng nhau.

Nguồn tham khảo: Sách giáo khoa Cánh Diều Toán 6 tập 1 trang 93

Tác giả: VOH

Bài 2: Hình Chữ Nhật. Hình Thoi