Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 6»Đa dạng thế giới sống»Bài 22: Phân Loại Thế Giới Sống

Bài 22: Phân Loại Thế Giới Sống

Lý thuyết bài phân loại thế giới sống môn khoa học tự nhiên 6 bộ sách giáo khoa chân trời sáng tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

Phân loại thế giới sống là gì?

- Phân loại thế giới sống là cách sắp xếp sinh vật vào một hệ thống theo trật tự nhất định dựa vào đặc điểm cơ thể.

Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?

- Thế giới sống vô cùng đa dạng và phức tạp. Việc phân loại thế giới sống giúp chúng ta gọi đúng tên sinh vật, đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại, nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

Thế giới sống có thể phân loại theo các tiêu chí nào?

- Thế giới sống có thế phân loại dựa vào một số các tiêu chí sau: đặc điểm tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, môi trường sống, kiểu dinh dưỡng,…

2. Các bậc phân loại sinh vật

a. Bậc phân loại sinh vật

Trong nguyên tắc phân loại, các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn được sắp xếp theo trật tự: Loài → chi (giống) → họ → bộ → lớp → ngành → giới

- Thứ tự sắp xếp các bậc phân loại từ thấp đến cao là:

bai-22-phan-loai-the-gioi-song-1

Trong đó:

- Loài là bậc phân loại cơ bản, gồm một nhóm cá thể các sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối sinh ra thế hệ mới.

Ví dụ: loài ngựa vằn

 bai-22-phan-loai-the-gioi-song-2

b. Cách gọi tên sinh vật

Có 3 cách gọi tên sinh vật là: tên phổ thông, tên khoa học, tên địa phương.

+ Tên phổ thông là cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu

+ Tên khoa học là cách gọi tên một loài sinh vật theo tên chi/giống và tên loài

+ Tên địa phương là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia

3. Các giới sinh vật

- Sinh vật được chia thành 5 giới là: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

 bai-22-phan-loai-the-gioi-song-3

+ Giới Khởi sinh: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, môi trường sống đa dạng 

bai-22-phan-loai-the-gioi-song-4

+ Giới Nguyên sinh: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, sống trong môi trường nước hoặc trên cơ thể sinh vật

bai-22-phan-loai-the-gioi-song-5

+ Giới Nấm: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng

bai-22-phan-loai-the-gioi-song-6

+ Giới Thực vật: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, sống tự dưỡng (có khả năng quang hợp), môi trường sống đa dạng, không có khả năng di chuyển

bai-22-phan-loai-the-gioi-song-7

+ Giới Động vật: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, môi trường sống đa dạng

 bai-22-phan-loai-the-gioi-song-8

4. Khóa lưỡng phân

- Khóa lưỡng phân: là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.

- Cách xây dựng khóa lưỡng phân: Xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật, dựa vào đó phân chia chúng thành hai nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.


Biên Soạn: Trần Thị Thu

SĐT: 035 8453 916 ( bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 02866540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP3, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Trần Thị Thu

Bài 24: Virus