Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 6»Đa dạng thế giới sống»Bài 28: Nấm

Bài 28: Nấm

Lý thuyết Nấm Sinh học 6 (KHTN) bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

A. Lý thuyết

Nội dung 1: Sự đa dạng của nấm

1. Môi trường sống

Nấm thường sống ở những nơi ẩm ướt như: đất ẩm, rơm rạ, thức ăn, hoa quả, quần áo, đồ dùng cá nhân, …

nam-sinh-hoc6

2. Cấu tạo

  • Nấm được chia thành 2 nhóm: nấm đơn bào và nấm đa bào.
  • Phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào

Nấm đơn bào

Nấm đa bào

  • Cấu tạo chỉ từ một tế bào.
  • Tế bào này đảm nhận mọi hoạt động sống.
  • Ví dụ: nấm men.
  • Có cấu tạo từ nhiều tế bào.
  • Các tế bào cấu trúc nên các bộ phận đảm nhận chức năng khác nhau trên cây nấm.
  • Ví dụ: nấm hương, nấm sò, nấm linh chi, nấm mộc nhĩ, …

nam-sinh-hoc6-1

3. Sinh sản

  • Nấm được chia thành hai nhóm là nấm đảm và nấm túi.
  • Phân biệt nấm đảm và nấm túi

Nấm đảm

Nấm túi

  • Cơ quan sinh sản là đảm bào tử.
  • Bào tử nằm trong đảm.
  • Ví dụ: nấm rơm, nấm sò, nấm hương, nấm mộc nhĩ, …
  • Cơ quan sinh sản là túi bào tử.
  • Bào tử nằm trong túi.
  • Ví dụ: nấm men, nấm mốc, …

* Bên cạnh đó, dựa vào một số đặc điểm bên ngoài của nấm người ta có thể phân biệt nấm ăn được và nấm độc, nấm độc có thêm vòng cuống nấm và bao gốc nấm xung quanh.

nam-sinh-hoc6-2

nam-sinh-hoc6-3

nam-sinh-hoc6-4

nam-sinh-hoc6-5

Nội dung 2: Vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn

Nấm là sinh vật dị dưỡng thức ăn của nấm chính là các chất hữu cơ, nấm đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái cùng với vi khuẩn, nấm là sinh vật phân giải chính hầu hết là các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. Ngoài ra nấm còn có vai trò thực tiễn trong đời sống con người.

1. Vai trò tự nhiên

  • Nấm tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật.
  • Phân hủy rác hữu cơ.
  • Làm sạch môi trường.

nam-sinh-hoc6-6

2. Vai trò thực tiễn

  • Nấm dùng làm thức ăn: nấm rơm, nấm hương, nấm kim châm, …
  • Làm thuốc: nấm lim xanh, nấm đông trùng hạ thảo, nấm phục linh, …
  • Thực phẩm chức năng: nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm hầu thủ, …
  • Dùng trong sản xuất bia rượu: nấm men.
  • Làm men nở: nấm men.
  • Chế biến thực phẩm: nấm men sản xuất rượu, nấm mốc tương sản xuất tương, ...

nam-sinh-hoc6-7

Nội dung 3: Một số bệnh do nấm gây ra và biện pháp phòng chống

Bên cạnh những lợi ích từ nấm có một số loại nấm gây hại cho người, động vật và thực vật.

1. Một số bệnh do nấm gây ra

Tên bệnh

Nơi kí sinh

Biểu hiện bệnh

Bệnh nấm da tay

Trong lòng bàn tay

Xuất hiện mảng da đỏ, có vảy, ngứa, nhức.

Bệnh nấm mốc cá

Trên da cá

Xuất hiện vùng trắng xám, sau đó xuất hiện thành các búi trắng như bông, da tróc vảy.

Bệnh viêm phổi do nấm

Phổi ở người

Sốt cao, ho khan, đau, tức ngực.

Bệnh mốc xám ở dâu tây

Quả dâu tây

Trên vỏ quả xuất hiện đám mốc trắng, sau chuyển dần thành màu xám, quả bị khô.

Tóm lại:

  • Nấm gây bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
  • Nấm gây bệnh cho động vật và thực vật làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng.

nam-sinh-hoc6-8

2. Con đường lây truyền

  • Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh: vật nuôi bị nhiễm bệnh, cơ thể người bị nhiễm bệnh, dùng chung quần áo với người bệnh.
  • Tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm: khói bụi từ nhà máy xí nghiệp, xe cộ, …
  • Tiếp xúc với bụi, đất chứa nấm gây bệnh.

nam-sinh-hoc6-9

3. Biện pháp phòng chống

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh, mầm bệnh, đặc biệt nơi môi trường ẩm mốc.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân.
  • Thực hiện vệ sinh môi trường sạch sẽ.
  • Không dùng chung đồ với người bị bệnh nấm hoặc người khác.

B. Bài tập luyện tập nấm của trường Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tôn

Phần I: câu hỏi tự luận

Câu 1: Dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài em hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết nấm độc trong tự nhiên.

Hướng dẫn trả lời:

Về hình thái, nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, thường có đầy đủ các thành phần của cây nấm (mũ nấm, vòng cuống nấm, bao gốc nấm, cuống nấm, ...).

Câu 2: Em hãy nêu một số ví dụ về lợi ích và tác hại của các loại nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn bằng cách hoàn thành bảng sau:

Stt

Tên nấm

Lợi ích/ tác hại

1

 

 

2

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời:

Stt

Tên nấm

Lợi ích – Tác hại

1

Nấm mốc

Có ích trong nghiên cứu, sản xuất kháng sinh.

Có hại: làm hư hỏng thực phẩm, gây bệnh cho người và động vật.

2

Nấm sò

Làm thức ăn.

3

Nấm linh chi

Làm dược phẩm.

4

Nấm men

Chế biến thực phẩm.

Câu 3: Hãy trình bày một số con đường lây bệnh do nấm gây nên và biện pháp phòng bệnh vào bảng bên dưới:

Stt

Con đường lây truyền

Biện pháp phòng chống bệnh

1

 

 

2

 

 

 

 

Hướng dẫn trả lời:

Stt

Con đường lây truyền

Biện pháp phòng chống bệnh

1

Tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm

Bảo vệ môi trường, đeo khẩu trang cá nhân.

2

Tiếp xúc với bụi, đất chứa nấm gây bệnh

Vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang cá nhân, găng tay, đi ủng khi lao động có tiếp xúc với đất chứa nấm gây bệnh.

3

Tiếp xúc với người nhiễm bệnh

Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh, đeo khẩu trang cá nhân, găng tay khi tiếp xúc.

4

Tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh

 Vệ sinh cho vật nuôi, hạn chế tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh.

Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người?

  1. Nấm độc đỏ.
  2. Nấm sò.               
  3. Nấm độc tán trắng.         
  4. Nấm mốc.

Câu 2:  Bào tử túi là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

  1. Nấm hương.
  2. Nấm sò. 
  3. Nấm mộc nhĩ.
  4. Nấm men.

Câu 3: Quy trình sản xuất rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

  1. Nấm men.
  2. Vi khuẩn.
  3. Nguyên sinh vật.
  4. Virus.

Câu 4: Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sao đây?

  1. Toả ra mùi hương quyến rũ.
  2. Thường sống quanh các gốc cây.
  3. Có màu sắc sặc sỡ.
  4. Có kích thước rất lớn.

Câu 5: Hình thức sinh sản chủ yếu của nấm là gì?

  1. Sinh sản bằng hạt. 
  2. Sinh sản bằng bào tử.
  3. Sinh sản bằng cách nảy chồi.
  4. Sinh sản bằng cách phân đôi.
Đáp án bài tập trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án - B

Hướng dẫn trả lời:

Nấm sò khi sử dụng an toàn cho sức khoẻ con người, ba loại nấm còn lại trong thành phần có chứa chất độc.

Câu 2: 

Đáp án - D

Hướng dẫn trả lời:

Theo SGK trang 125

Câu 3:

Đáp án - A

Hướng dẫn trả lời:

Nhờ có nấm men giúp lên men rượu nên chúng ta sẽ thu được rượu vang.

Câu 4: 

Đáp án - C

Hướng dẫn trả lời:

Theo SGK trang 126.

Câu 5: 

Đáp án: B

Hướng dẫn trả lời:

Theo SGK trang 125.


Giáo viên biên soạn: Hồ Ngọc Nga

Đơn vị: Trường THCS - THPH Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

Bài 27: Nguyên sinh vật
Bài 29: Thực vật