Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 6»Đa dạng thế giới sống»Bài 33: Đa dạng sinh học

Bài 33: Đa dạng sinh học

Lý thuyết bài Đa dạng sinh học môn Khoa học tự nhiên 6 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tìm hiểu về đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống. Đa dạng sinh học gồm các dạng như:

bai-33-da-dang-sinh-hoc

bai-33-da-dang-sinh-hoc-11
A – Sinh vật sống ở hoang mạc.
bai-33-da-dang-sinh-hoc-2
B – Sinh vật sống ở đài nguyên.
bai-33-da-dang-sinh-hoc-3
C – Sinh vật sống ở rừng mưa nhiệt đới.

Hình 1: Đa dạng sinh học trong tự nhiên

II. Tìm hiểu vai trò của đa dạng sinh học

1. Vai trò tự nhiên:

bai-33-da-dang-sinh-hoc-4
Lưới thức ăn trong tự nhiên.Caption
bai-33-da-dang-sinh-hoc-5
B – Đa dạng sinh học với môi trường.

Hình 2: Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên (nguồn:consosukien)

Tóm lại:

  • Đa dang sinh học góp phần bảo vệ đất.
  • Bảo vệ nguồn nước.
  • Chắn sóng.
  • Chắn gió.
  • Điều hoà khí hậu và duy trì ổn định hệ sinh thái.

2. Vai trò thực tiễn

bai-33-da-dang-sinh-hoc-6
Hình 3: Vai trò của đa dạng sinh học trong thực tiễn (nguồn:mekoong)

Tóm lại:

bai-33-da-dang-sinh-hoc-7

III. Tìm hiểu bảo vệ đa dạng sinh học

1. Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học

bai-33-da-dang-sinh-hoc-8
Hình 4: Một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học (nguồn:thanhnien.vn)

Tóm lại:

bai-33-da-dang-sinh-hoc-9

2. Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

bai-33-da-dang-sinh-hoc-10
Hình 5: Một số hoạt động bảo vệ đa dạng thực vật

IV. Bài tập và hướng dẫn giải của hệ thống NK - LTT

Phần I: Câu hỏi tự luận

Câu 1: Cho các cụm từ gợi ý sau: cá thể, số lượng loài, đa dạng sinh học, môi trường sống. Hãy điền vào chỗ trống sau cho phù hợp:

Đa dạng sinh học là sự phong phú về (1) …, số (2) … trong loài và (3) … Dựa vào điều kiện khí hậu, (4) … được phân chia theo các khu vực như: đa dạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học ở vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học ở vùng ôn đới, đa dạng sinh học rừng lá kim.

Câu 2: Vì sao đa dạng sinh học ở vùng hoang mạc lại thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới?

Câu 3: Hãy cho biết sự thay đổi màu sắc của loài tắc kè có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng?

ĐÁP ÁN

Câu 1: Hướng dẫn trả lời:

Đa dạng sinh học là sự phong phú về (1) số lượng loài, số (2) cá thể trong loài và (3) môi trường sống. Dựa vào điều kiện khí hậu, (4) đa dạng sinh học được phân chia theo các khu vực như: đa dạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học ở vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học ở vùng ôn đới, đa dạng sinh học rừng lá kim.

Câu 2: Hướng dẫn trả lời:

Vì: điều kiện khí hậu ở hoang mạc khắc nghiệt, chỉ có một số ít loài thích nghi với điều kiện sống ở đó. Rừng mưa nhiệt đới có điều kiện khí hậu phù hợp với nhiều loại sinh vật khác nhau, do đó rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao.

Câu 3: Hướng dẫn trả lời:

Sự thay đổi màu sắc của loài tắc kè làm cho kẻ thù khó phát hiện, giúp chúng thích nghi được với môi trường sống.

Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Độ đa dạng sinh học thấp nhất ở

  1. rừng mưa nhiệt đới.
  2. đài nguyên.
  3. hoang mạc.
  4. rừng ôn đới.

Câu 2: Xương rồng là thực vật đặc trưng ở

  1. rừng mưa nhiệt đới. 
  2. đài nguyên.
  3. rừng ôn đới. 
  4. hoang mạc.

Câu 3: Động vật nào thích nghi với đời sống ở môi trường hoang mạc đới nóng?

  1. Gấu trắng. 
  2. Chuột nhảy.
  3. Cú tuyết.
  4. Cáo Bắc cực.

Câu 4: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

  1. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
  2. Cấm buôn bán, săn bắt, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
  3. Nghiêm cấm chặt phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
  4. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

Câu 5: Hoạt động nào dưới đây là bảo vệ đa dạng sinh học?

  1. Trồng cây gây rừng.
  2. Xây dựng nhiều đập thủy điện.
  3. Đốt rừng làm nương rẫy. 
  4. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp.
ĐÁP ÁN

Câu 1: Đáp án: B

Đài nguyên (đồng rêu) thảm thực vật chủ yếu là rêu, địa y.

Câu 2: Đáp án: D

Câu 3: Đáp án: B

Câu 4: Đáp án: A

Câu 5: Đáp án: A


Giáo viên biên soạn: Hồ Ngọc Nga

Đơn vị: Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

Bài 31: Động Vật