Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 6»Lực»Bài 35: Lực và biểu diễn lực

Bài 35: Lực và biểu diễn lực

Lý thuyết lực và biểu diễn lực Khoa học tự nhiên 6 bộ sách chân trời sáng tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm


A. Lý thuyết

1. Khái niệm:

Lực là tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác.

Lực được kí hiệu là chữ F (Force). 

bai-35-luc-va-bieu-dien-luc-1

2. Đặc trưng của lực

Các đặc trưng cơ bản của lực gồm: 

  • điểm đặt,
  • phương,
  • chiều,
  • độ lớn.

* Đơn vị của lực là Newton, kí hiệu là N. 

3. Biểu diễn lực

Khi biểu diễn lực trên hình vẽ ta dùng một mũi tên. 

Lực được biểu diễn bằng một mũi tên có:

  • Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (điểm đặt của lực).
  • Hướng (phương và chiều) cùng hướng với lực tác dụng lên vật.
  • Chiều dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước.

* Lưu ý: Trình tự vẽ lực

bai-35-luc-va-bieu-dien-luc-2

B. Bài tập vận dụng

Câu 1. Một bé gái đang nâng hộp quà. Ta tìm hiểu về lực tác dụng lên hộp quà.

  1. Lực tác dụng lên hộp quà có điểm đặt và hướng như thế nào?
  2. Nếu độ lớn lực tác dụng lên hộp quà là 3 N. Biểu diễn lực tác dụng lên hộp quà.

bai-35-luc-va-bieu-dien-luc-3

Hướng dẫn:

Lực tác dụng lên hộp quà có điểm đặt tại hộp quà, có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

bai-35-luc-va-bieu-dien-luc-4

Biểu diễn lực tác dụng lên hộp quà bằng một mũi tên có:

  • gốc: đặt tại hộp quà,
  • phương: thẳng đứng,
  • chiều: từ dưới lên, 
  • chiều dài: 3 cm, tỉ xích 1 cm ứng với 1 N. 

Câu 2: Trong các lực xuất hiện ở hình 1, 2, 3, 4, lực nào là lực đẩy, lực nào là lực kéo?

bai-35-luc-va-bieu-dien-luc-5
Hướng dẫn:

  • Hình 1, 2: lực kéo.
  • Hình 3, 4: lực đẩy.

Câu 3: Lần lượt lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo lại như hình a và b. Hãy cho biết, lực tác dụng lên lò xo trong trường hợp nào mạnh hơn? Giải thích.

bai-35-luc-va-bieu-dien-luc-6

Hướng dẫn: Lò xo chịu tác dụng lực trong trường hợp b mạnh hơn vì lò xo ở trường hợp b bị biến dạng nhiều hơn ở trường hợp a.

C. Bài tập đề nghị

Câu 1. Lực 

  1. là tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác.
  2. chỉ là tác dụng đẩy của vật này lên vật khác.
  3. chỉ là tác dụng kéo của vật này lên vật khác.
  4. là tác dụng của lực này lên lực khác.

Câu 2. Lực được biểu diễn bằng một mũi tên 

  1. chỉ có gốc và chiều dài.
  2. chỉ có gốc.
  3. chỉ có phương và chiều.
  4. có gốc, hướng và chiều dài.

Câu 3. Muốn biểu diễn một lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

  1. phương và chiều.
  2. điểm đặt, phương và chiều.
  3. điểm đặt, phương, độ lớn.
  4. điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

Câu 4. Lực F do vật 1 tác dụng lên vật 2. Vật chịu lực tác dụng là 

  1. vật 1.
  2. vật 2.
  3. cả vật 1 và vật 2. 
  4. một vật khác.

Câu 5. Trong hình vẽ bên, lực có độ lớn là:

bai-35-luc-va-bieu-dien-luc-7

  1. 1 cm.
  2. 2 cm.
  3. 5 N.
  4. 10 N.

Câu 6. Lực do bàn tay nâng vật có

bai-35-luc-va-bieu-dien-luc-8

  1. điểm đặt tại bàn tay, phương thẳng đứng, chiều hướng lên, độ lớn 15 N.
  2. điểm đặt tại vật, phương thẳng đứng, chiều hướng lên, độ lớn 15 N.
  3. điểm đặt tại bàn tay, phương thẳng đứng, chiều hướng lên, độ lớn 30 N.
  4. điểm đặt tại vật, phương thẳng đứng, chiều hướng lên, độ lớn 30 N.

Câu 7. Kéo một vật bằng một lực theo hướng nằm ngang, từ trái sang phải, độ lớn 750 N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1 cm ứng với 250 N).

Câu 8. Một người nâng một thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 100 N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1 cm ứng với 50 N).

Câu 9. Người ta kéo một thùng bằng một lực F có phương hợp với phương ngang một góc 45o, chiều từ trái sang phải, hướng lên trên, độ lớn 6 N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1 cm ứng với 2 N)

Câu 10. Hãy biểu diễn lực kéo khối gỗ ở hình bên trên hình vẽ. 

bai-35-luc-va-bieu-dien-luc-9

Hướng dẫn giải bài tập đề nghị

Câu 1. Chọn A

Lực là tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác.

Câu 2. Chọn D

Lực được biểu diễn bằng một mũi tên có gốc, hướng và chiều dài.

Câu 3. Chọn D

Muốn biểu diễn một lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn

Câu 4. Chọn B

Lực F do vật 1 tác dụng lên vật 2. Vật chịu lực tác dụng là vật 2. 

Câu 5. Chọn D

Hướng dẫn: Mũi tên biểu diễn lực có chiều dài 2 cm, tỉ xích 1 cm ứng với 5 N nên độ lớn của lực là 10 N.

Câu 6. Chọn D

Lực do bàn tay nâng vật có: điểm đặt tại vật, phương thẳng đứng, chiều hướng lên, độ lớn 30 N.

Câu 7

Lực kéo vật được biểu diễn bằng một mũi tên có:

  • Gốc: đặt tại vật.
  • Phương: Nằm ngang.
  • Chiều: từ trái sang phải
  • Chiều dài: 3cm, tỉ xích 1 cm ứng với 250 N

bai-35-luc-va-bieu-dien-luc-10

Câu 8

Lực nâng thùng hàng được biểu diễn bằng một mũi tên có:

  • Gốc: đặt tại thùng hàng.
  • Phương: thẳng đứng
  • Chiều: từ dưới lên trên
  • Chiều dài: 2cm, tỉ xích 1 cm ứng với 50 N

bai-35-luc-va-bieu-dien-luc-11

Câu 9

Lực kéo vật được biểu diễn bằng một mũi tên có:

  • Gốc: đặt tại vật.
  • Phương: hợp với phương ngang một góc
  • Chiều: từ trái sang phải, hướng lên trên.
  • Chiều dài: 3cm, tỉ xích 1 cm ứng với 2 N

bai-35-luc-va-bieu-dien-luc-12

Câu 10.

Lực nâng thùng hàng được biểu diễn bằng một mũi tên có:

  • Gốc: đặt tại khối gỗ.
  • Phương: nằm ngang.
  • Chiều: từ trái sang phải.
  • Chiều dài: 3cm, tỉ xích 1 cm ứng với 1 N

bai-35-luc-va-bieu-dien-luc-13


GV Biên soạn: PHÙNG THỊ TUYẾT

Đơn vi: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 36: Tác dụng của lực