Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 6»Lực»Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng

Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng

Lý thuyết lực hấp dẫn và trọng lượng khoa học tự nhiên 6 (KHTN 6) bộ sách chân trời sáng tạo (CTST). Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Khối lượng

  • Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.
  • Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.

Ví dụ: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường thấy trên bao bì các sản phẩm tiêu dùng có ghi các số được khoanh tròn như hình.

bai-37-luc-hap-dan-va-trong-luong-hinh-1

bai-37-luc-hap-dan-va-trong-luong-hinh-2

bai-37-luc-hap-dan-va-trong-luong-hinh-3

 Nhận xét:

- 5 kg là khối lượng của gạo có trong bịch.

- 1 kg là khối lượng của đường có trong bịch.

- 397 g là khối lượng của sữa có trong hộp.

II. Lực hấp dẫn

Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

bai-37-luc-hap-dan-va-trong-luong-hinh-4
Lực hấp dẫn của Mặt Trời lên các hành tinh làm cho chúng chuyển động  theo quỹ đạo xác định

III. Trọng lực

Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật.

bai-37-luc-hap-dan-va-trong-luong-hinh-5

IV. Trọng lượng

  • Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
  • Trọng lượng được kí hiệu là P.
  • Công thức:  

Trong đó:

  • P là trọng lượng, có đơn vị là Newton (N)
  • m là khối lượng của vật, có đơn vị là kilogram (kg)

* Có thể bạn chưa biết

- Trọng lượng của cùng một vật nặng 1 kg trên bề mặt một số hành tinh được cho trong bảng dưới đây:

Hành tinh, sao

Trọng lượng  P của vật m = 1 kg.

Mặt Trăng

1,6 N

Sao Kim

8,9 N

Trái Đất

9,8 N

Sao Hỏa

3,7 N

- Trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên Trái Đất. Nhưng khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.


V. Bài tập luyện tập về Lực hấp dẫn và trọng lượng của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1: Hãy đánh dấu (X) vào cột Đúng hoặc Sai.

 

Đúng

 Sai

1. Khối lượng của một vật trên Mặt Trăng nhỏ hơn khi nó ở trên Trái Đất

 

 

2. Trọng lượng của một vật cũng chính là khối lượng của nó.

 

 

3. Khối lượng của một vật là như nhau dù đặt nó ở bất kì nơi nào.

 

 

4. Trọng lượng của một nhà du hành vũ trụ (bao gồm trang bị) không đổi khi ở trên Mặt Đất và trên Mặt Trăng.

 

 

5. Trái Đất chuyển động  theo một quỹ đạo xung quanh Mặt Trời là do lực hấp dẫn giữa chúng.

 

 

6. Trọng lượng của các vật có khối lượng khác nhau đều như nhau

 

 

ĐÁP ÁN

Hướng dẫn: 1S; 2S; 3Đ; 4S; 5Đ; 6S  

Câu 2: Chọn đáp án bằng cách khoanh tròn câu trả lời ở cột có câu trả lời đúng: A, B hoặc C cho các phát biểu ở cột thứ nhất.

Phát biểu

A

B

C

I. Chuyển động của một hành tinh quanh Mặt Trời là do:

Lực từ của Mặt Trời

Lực hấp dẫn của Mặt Trời

Tác dụng tiếp xúc của mặt Trời lên Trái Đất

II. Lực hấp dẫn giữa các vật luôn là:

 Lực hút  nhau

 Lực đẩy nhau

Cả lực hút và lực đẩy

III. Trên Trái Đất trọng lượng của một vật thể là do:

Độ lớn lực hấp dẫn của Mặt Trời tác dụng lên vật

Độ lớn lực nén của không khí lên vật

Độ lớn lực hấp dẫn của Trái Đất lên vật.

IV. Mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng của vật:

P = m/10

 m = 10/P

m = P/10

V. Đơn vị đo trọng lượng là :

Mét (m)

Newton (N)

Kilogram (kg)

 

ĐÁP ÁN

Hướng dẫn: I - B; II - A; III - C; IV - C ; V - B. 

Câu 3: Hãy biểu diễn lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng khi nó ở các pha khác nhau trên quỹ đạo quanh Trái Đất.

bai-37-luc-hap-dan-va-trong-luong-hinh-6

bai-37-luc-hap-dan-va-trong-luong-hinh-7

bai-37-luc-hap-dan-va-trong-luong-hinh-8

ĐÁP ÁN

Hướng dẫn: Vẽ gốc mũi tên ở Mặt Trăng và đầu mũi tên hướng về tâm của Trái Đất cho cả 3 trường hợp.

Câu 4: Giải thích tại sao các đại dương có thể « gắn liền » với bề mặt Trái Đất ?

ĐÁP ÁN

Hướng dẫn: Do lực hấp của Trái Đất giữ nước lại trên bề mặt của nó.


GV: Phùng Thị Tuyết

Hệ thống trường Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 36: Tác dụng của lực
Bài 38: Lực tiếp xúc và không tiếp xúc