Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 6»Lực»Bài 38: Lực tiếp xúc và không tiếp xúc

Bài 38: Lực tiếp xúc và không tiếp xúc

Lý thuyết Lực tiếp xúc và không tiếp xúc Khoa Học Tự Nhiên (KHTN) 6 bộ sách Chân Trời Sáng Tạo (CTST). Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Lực tiếp xúc

Khi sự tác dụng của lực nào đó xuất hiện thông qua việc có sự tiếp xúc bề mặt của một vật lên bề mặt của vật khác thì trong trường hợp này được gọi là lực tiếp xúc.

bai-38-luc-tiep-xuc-va-khong-tiep-xuc-hinh-3

* Lực ma sát do tiếp xúc giữa đế giày của người đi bộ và mặt đường làm cho người này di chuyển được.  Trong trường hợp này lực tiếp xúclực ma sát.

bai-38-luc-tiep-xuc-va-khong-tiep-xuc-hinh-4

*Quả bóng được ném vào tường và bật ngược trở lại, sự tiếp xúc giữa bóng và mặt tường gây ra phản lực của tường tác dụng lên bóng làm bóng bật trở lại, bản chất của phản lực này là lực đàn hồi. Như vậy lực tiếp xúc trong trường hợp này là lực đàn hồi.

bai-38-luc-tiep-xuc-va-khong-tiep-xuc-hinh-5

  • Lực tiếp xúc về bản chất không phải là một loại lực mà chỉ là một cách phân loại dựa theo hình thức trong đó lực xuất hiện do có sự tiếp xúc bề mặt giữa các vật.
  • Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

II. Lực không tiếp xúc.

Lực của một vật tác dụng lên vật khác mà không có tiếp xúc vật lí giữa các bề mặt của chúng và lực này tác dụng qua một khoảng cách giữa chúng.

bai-38-luc-tiep-xuc-va-khong-tiep-xuc-hinh-6

Ví dụ:

1. Nam châm vĩnh cửu hút một mẫu sắt được treo gần nó. Lực không tiếp xúc trong trường hợp này là lực từ.

bai-38-luc-tiep-xuc-va-khong-tiep-xuc-hinh-7

2. Mặt Trời tác dụng lên các hành tinh một lực hút giữ cho chúng chuyển động trên quỹ đạo xung quanh nó. Lực không tiếp xúc trong trường hợp này là lực hấp dẫn.

bai-38-luc-tiep-xuc-va-khong-tiep-xuc-hinh-8

  • Lực không tiếp xúc không phải là một loại lực, mà chỉ là cách gọi một lực tác dụng của vật này lên vât kia, mà không có sự tiếp xúc vật lý giữa các vật và giữa chúng có khoảng cách.
  • Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Làm sao để phân biệt được một lực tác dụng nào đó thuộc lực tiếp xúc hay là lực không tiếp xúc?  Một số trường hợp sau đây giúp ta hiểu rõ hơn về lực tiếp xúc và không tiếp xúc (X)

 Loại lực

Lực tiếp xúc

Lực không tiếp xúc

Không có trường hợp nào

Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường

X

 

 

Lực hấp dẫn Mặt Trời và Trái Đất

 

X

 

Lưc đàn hồi dây cung tác dụng lên mũi tên

X

 

 

Trọng lực tác dụng lên tàu trên biển.

 

X

 

Do đó, để phân biệt hai lực này, chúng ta phải tìm sự tiếp xúc vật lí giữa các bề mặt của các vật mà ta đang nghiên cứu. Nếu có sự tiếp xúc vật lí thì đó là lực tiếp xúc, ngược lại thì đó là lực không tiếp xúc.


III. Bài tập luyện tập lực tiếp xúc và không tiếp xúc của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1. Đánh dấu (X) vào ô mà bạn cho là phù hợp nhất với các phát biểu ở cột thứ nhất.

Phát biểu

Lực tiếp xúc

Lực không tiếp xúc

Cả hai trường hợp

a. Gôm (má phanh) của phanh xe đạp bị mòn khi phanh là do có ma sát giữa chúng

 

 

 

b. Cánh diều bay lơ lửng trên không nhờ có gió thổi làm nó bay lên cao được (bỏ qua trọng lực)

 

 

 

c. Lực tác dụng lên tàu làm cho nó nổi được trên biển (không tính đến trọng lực)

 

 

 

d. Chim bay lên khi lực vỗ cánh lớn hơn trọng lượng của nó.

 

 

 

e. Trọng lực làm cho hạt mưa rơi.

 

 

 

ĐÁP ÁN

a. lực tiếp xúc; b. lực tiếp xúc; c. lực tiếp xúc;  d. cả hai trường hợp; e. lực không tiếp xúc 

Câu 2. Hãy kể ra lực tiếp xúc và không tiếp xúc có thể có trong các trường hợp sau đây:

  1. Tàu hỏa đang chạy trên đường ray.
  2. Máy bay đang hạ cánh.
  3. Vệ tinh địa tĩnh đang quanh Trái Đất.

bai-38-luc-tiep-xuc-va-khong-tiep-xuc-hinh-9

ĐÁP ÁN

1. Lực tiếp xúc giữa đường ray và tàu, lực tiếp xúc của không khí và tàu; lực tiếp xúc giữa các toa;…; lực không tiếp xúc là trọng lực tác dụng lên tàu.

2. Lực tiếp xúc giữa máy bay và không khí, lực không tiếp xúc là trọng lực tác dụng lên máy bay.

3. Lực không tiếp xúc là trọng lực của Trái Đất lên vệ tinh; và lực tiếp xúc giữa vệ tinh và bầu khí quyển. 


GV: Phùng Thị Tuyết

Hệ thống trường Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng
Bài 39: Biến Dạng Của Lò Xo - Phép Đo Lực