Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 6»Năng lượng và cuộc sống»Bài 41: Năng lượng

Bài 41: Năng lượng

Lý thuyết bài Năng lượng môn Khoa Học Tự Nhiên (KHTN) 6 bộ sách Chân Trời Sáng Tạo (CTST). Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Năng lượng

Năng lượng có ở khắp mọi nơi và tồn tại ở các dạng khác nhau.

Chúng ta không nhìn thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của nó.

 bai-41-nang-luong-1

II. Các dạng năng lượng

Người ta có thể phân loại năng lượng dựa vào nguồn phát ra nó. Dưới đây là một số dạng năng lượng thường gặp:

Động năng là năng lượng vật có được do chuyển động. Động năng của vật phụ thuộc vào tốc độ và khối lượng của nó.

 bai-41-nang-luong-2a

► Thế năng là dạng năng lượng dự trữ, có được do tương tác giữa các phần của hệ.

Thế năng hấp dẫn:

Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là thế năng hấp dẫn. Vật ở càng cao so với mặt đất thì có thế năng hấp dẫn càng lớn.

 bai-41-nang-luong-4

Thế năng đàn hồi:

Những vật đàn hồi như lò xo, dây cao su, … khi bị biến dạng đàn hồi sẽ có năng lượng gọi là thế năng đàn hồi.

 bai-41-nang-luong-3

Nhiệt năng là năng lượng nhiệt.

Một vật có nhiệt độ càng cao thì có năng lượng nhiệt càng lớn.

bai-41-nang-luong-5a

Điện năng là năng lượng của dòng điện.

 bai-41-nang-luong-6a

Quang năng là năng lượng ánh sáng, biểu hiện thông qua sự xuất hiện của ánh sáng.

 bai-41-nang-luong-7

Âm năng là năng lượng âm thanh. Năng lượng này giúp con người nghe được âm thanh.

 bai-41-nang-luong-8a

► Hóa năng là năng lượng hóa học do quá trình biến đổi hóa học tạo ra.

Ví dụ: năng lượng lưu trữ trong lương thực – thực phẩm, pin, nhiên liệu, …

bai-41-nang-luong-9

Năng lượng hạt nhân là năng lượng ẩn bên trong sự tương tác giữa các hạt nhân nguyên tử.

bai-41-nang-luong-10

III. Đặc trưng của năng lượng

Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Năng lượng càng lớn thì khả năng tác dụng lực càng lớn.

 bai-41-nang-luong-11

bai-41-nang-luong-14

IV. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.

Năng lượng tái tạo là các nguồn năng lượng liên tục được bổ sung trong tự nhiên. Các nguồn năng lượng được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thủy triều, sóng, …


V. Bài tập luyện tập năng lượng của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1: Cho một số dạng năng lượng sau: thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, âm năng, quang năng, điện năng, nhiệt năng, hóa năng, năng lượng hạt nhân.

Hãy sắp xếp các dạng năng lượng trên theo hai nhóm: nhóm năng lượng biểu hiện (gắn với chuyển động) và nhóm năng lượng tiềm ẩn.

ĐÁP ÁN

Nhóm năng lượng biểu hiện (gắn với chuyển động): âm năng, quang năng, điện năng.

Nhóm năng lượng tiềm ẩn: thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, hóa năng, năng lượng hạt nhân.

Câu 2: Cho hai xe giống hệt nhau 1 và 2 chuyển động trên đường thẳng. Xe 2 chuyển động nhanh hơn xe 1. Xe nào có động năng lớn hơn? Giải thích.

bai-41-nang-luong-12

ĐÁP ÁN

Xe 2 có động năng lớn hơn vì tốc độ xe 2 lớn hơn tốc độ xe 1.  

Câu 3: Một ô tô chạy từ đỉnh dốc xuống, đi qua các vị trí (1) và (2). Cho biết vị trí nào ô tô có thế năng hấp dẫn lớn hơn? Giải thích.

bai-41-nang-luong-13

ĐÁP ÁN

Vị trí (1) ô tô có thế năng hấp dẫn lớn hơn vị trí (2). Vì vị trí (1) có độ cao so với mặt đất lớn hơn vị trí (2).  

Câu 4: Hãy chọn nội dung ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B để được câu đúng hoàn chỉnh..

A

B

1. Lò xo đang bị nén

a. có quang năng.

2. Lương thực – thực phẩm

b. có âm năng.

3. Tiếng chim hót

c. có hóa năng.

4. Xe ô tô đang chuyển động

d. có thế năng đàn hồi.

5. Đèn đang sáng

e. có động năng.

 

ĐÁP ÁN

1 - d; 2 - c; 3 - b; 4 - e; 5 - a.  

Câu 5: Cho các năng lượng sau: năng lượng của gió; năng lượng của dầu mỏ; năng lượng biển (nước biển, sóng biển); năng lượng địa nhiệt; năng lượng khí đốt; năng lượng sinh khối; năng lượng than đá. Hãy cho biết năng lượng nào là năng lượng tái tạo?

ĐÁP ÁN

Năng lượng tái tạo: năng lượng gió; năng lượng biển; năng lượng địa nhiệt; năng lượng sinh khối.  

Câu 6: Cho các từ: năng lượng gió; năng lượng nhiệt; năng lượng ánh sáng. Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Pin Mặt Trời biến đổi (1)… thành năng lượng điện, còn máy phát điện gió biến đổi (2)… thành năng lượng điện.

ĐÁP ÁN

(1) năng lượng ánh sáng; (2) năng lượng gió.  


Giáo Viên: Phùng Thị Tuyết

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 42: Bảo Toàn Năng Lượng Và Sử Dụng Năng Lượng