Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 6»Năng lượng và cuộc sống»Bài 42: Bảo Toàn Năng Lượng Và Sử Dụng N...

Bài 42: Bảo Toàn Năng Lượng Và Sử Dụng Năng Lượng

Lý thuyết bài Bảo Toàn Năng Lượng Và Sử Dụng Năng Lượng môn Khoa Học Tự Nhiên (KHTN) 6 bộ sách Chân Trời Sáng Tạo (CTST). Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Sự truyền năng lượng

- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

bai-42-bao-toan-nang-luong-va-su-dung-nang-luong-1

II. Sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng

Sự chuyển hóa năng lượng là sự chuyển từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.

 bai-42-bao-toan-nang-luong-va-su-dung-nang-luong-2

Trong quá trình sử dụng năng lượng, luôn có một phần năng lượng là có ích và một phần năng lượng là hao phí.

+ Phần năng lượng ban đầu chuyển thành dạng năng lượng theo đúng mục đích sử dụng gọi là năng lượng có ích.

+ Phần năng lượng ban đầu chuyển thành dạng năng lượng không đúng mục đích sử dụng gọi là năng lượng hao phí.

bai-42-bao-toan-nang-luong-va-su-dung-nang-luong-3

bai-42-bao-toan-nang-luong-va-su-dung-nang-luong-4a

III. Định luật bảo toàn năng lượng

“Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác”.

IV. Tiết kiệm năng lượng

Ngày nay, chúng ta đã sử dụng quá nhiều năng lượng làm cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch dự trữ. Trong khi đó, việc khai thác các năng lượng khác chưa thể bù đắp được phần năng lượng thiếu hụt. Chính vì thế, tiết kiệm năng lượng là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả mọi lĩnh vực, mọi cá nhân.

• Tiết kiệm năng lượng giúp:

+ Tiết kiệm chi phí.

+ Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo.

+ Góp phần giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm môi trường.

• Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng:

+ Giảm lượng năng lượng tiêu thụ.

+ Giảm thiểu thất thoát năng lượng.

+ Sử dụng các thiết bị có hiệu suất cao.


Bài tập luyện tập bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo thì điện năng chủ yếu chuyển hóa thành

A. hóa năng.

B. nhiệt năng.

C. quang năng.

D. âm năng.

ĐÁP ÁN

B. nhiệt năng. 

Câu 2: Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào tấm pin Mặt Trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đây là ví dụ về chuyển hóa

A. quang năng thành nhiệt năng.

B. điện năng sang động năng.

C. quang năng sang điện năng.

D. hóa năng sang âm năng.

ĐÁP ÁN

C. quang năng sang điện năng.  

Câu 3: Mô tả quá trình chuyển hóa năng lượng trong chuyển động của tàu lượn siêu tốc như hình dưới đây.

 bai-42-bao-toan-nang-luong-va-su-dung-nang-luong-6

ĐÁP ÁN

Các toa tàu có thế năng hấp dẫn lớn nhất ở đỉnh đầu tiên. Khi tàu bắt đầu xuống dốc, thế năng hấp dẫn chuyển hóa thành động năng. Khi tàu lên dốc, động năng chuyển hóa thành thế năng hấp dẫn.  

Câu 4: Nêu quá trình chuyển hóa năng lượng trong quá trình bắn cung của vận động viên.

bai-42-bao-toan-nang-luong-va-su-dung-nang-luong-5a

ĐÁP ÁN

Cung tên biến dạng sẽ có thế năng đàn hồi, khi buông tay, thế năng đàn hồi của cung tên chuyển hóa thành động năng của mũi tên làm mũi tên bay đi.  

Câu 5: Đề xuất cách tiết kiệm năng lượng điện trong lớp học.

ĐÁP ÁN

- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện: dựa trên nhãn năng lượng, các sản phẩm inverter, …

- Tận dụng tối đa gió tự nhiên và ánh sáng Mặt Trời vào ban ngày.

- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

- …


Giáo Viên: Phùng Thị Tuyết

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 41: Năng lượng