Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 6»Trái Đất và bầu trời»Bài 43: Chuyển Động Nhìn Thấy Của Mặt Tr...

Bài 43: Chuyển Động Nhìn Thấy Của Mặt Trời

Lý thuyết bài Chuyển động nhìn thấy của mặt trời môn Khoa Học Tự Nhiên (KHTN) 6 bộ sách Chân Trời Sáng Tạo (CTST). Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Mặt Trời mọc và lặn

Những gì chúng ta thấy:

bai-43-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-troi-1

- Vào ban ngày, Mặt Trời chuyển động trên bầu trời.

- Vào buổi sáng, Mặt Trời mọc.

- Vào buổi trưa, Mặt Trời ở cao nhất.

- Vào buổi chiều, dường như nó chuyển động về phía chân trời và sau đó biến mất.

- Chúng ta cảm thấy dường như Mặt Trời đang chuyển động, nó mọc ở hướng Đông và chuyển động trên bầu trời dần về hướng Tây rồi lặn.

bai-43-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-troi-2

II. Giải thích chuyển động của Mặt Trời

Trong thực tế, Mặt Trời không chuyển động như chúng ta quan sát hàng ngày. Nguyên nhân của hiện tượng Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

Nó có tác dụng tương tự như bạn chơi đu quay. Bạn có cảm giác rằng, cây cối và mọi vật xung quanh bạn đều đang quay, trong khi thực tế bạn lại là người quay.

- Mặt Trời không bao giờ lặn. Khi Mặt Trời đối diện với phần Trái Đất, đó là ban ngày. Phần còn lại, đó là ban đêm. Khi Trái Đất quay, phần ban ngày chuyển dần thành ban đêm, đồng thời phần ban đêm chuyển dần thành ban ngày.

- Trái Đất quay một vòng xung quanh trục của nó hết 24 giờ (một ngày - đêm).

 bai-43-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-troi-3

bai-43-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-troi-4                       

III. Bài tập luyện tập chuyển động nhìn thấy của mặt trời của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1: Cho các từ: Đông, Tây, Nam, Bắc, Tây sang Đông, Đông sang Tây. Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó, một vòng hết một ngày đêm. Trục Trái Đất là đường nối từ cực (1)… đến cực (2)… của nó. Chiều quay của Trái Đất là từ (3)…

ĐÁP ÁN

(1) Bắc; (2) Nam; (3) Tây sang Đông.  

Câu 2:

Hãy đánh dấu (X) vào cột Đúng hoặc Sai.

 

Đúng

 Sai

1. Trái Đất đứng yên trong không gian, Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất một vòng hết một ngày đêm.

 

 

2. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía Đông sang phía Tây nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

 

 

3. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía Tây sang phía Đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

 

 

4. Mặt Trời mọc lên ở phía Tây vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía Đông lúc chiều tối.

 

 

ĐÁP ÁN

1S; 2S; 3Đ; 4S  

Câu 3: Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp?

ĐÁP ÁN

Trái Đất của chúng ta là một khối cầu, tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. Phần Trái Đất đối diện với Mặt Trời nhận đầy ánh sáng, ta gọi đó là ban ngày. Phần còn lại là ban đêm. Bởi vì Trái Đất không ngừng quay nên ngày và đêm luân phiên liên tục.

 bai-43-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-troi-5


Câu 4: Tại một thời điểm bất kì, trên Trái Đất nửa hướng về phía Mặt Trời là ban ngày, nửa kia là ban đêm. Trên hình cho thấy Châu Âu và Châu Phi là ban ngày, Ấn Độ chuẩn bị tối và Châu Úc đang là ban đêm. Em hãy cho biết thứ tự quan sát thấy Mặt Trời mọc ở bốn vùng nói trên?

ĐÁP ÁN

- Nguyên nhân của hiện tượng Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

Do đó, Mặt Trời mọc đầu tiên ở Châu Úc, sau đó đến Ấn Độ, Châu Phi và Châu Âu.

bai-43-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-troi-6


GV: Phùng Thị Tuyết

Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 44: Chuyển Động Nhìn Thấy Của Mặt Trăng