Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 7»Từ»Bài 18: Nam Châm

Bài 18: Nam Châm

Lý thuyết bài nam châm môn khoa học tự nhiên 7 bộ sách giáo khoa chân trời sáng tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Nam châm

- Nam châm là những vật có từ tính có thể hút được các vật bằng sắt, thép,...

Từ tính của nam châm có thể bị mất nếu như sử dụng không đúng cách (để nơi nhiệt độ cao, va đập mạnh, đựng trong hộp làm bằng sắt thép, ...)

- Nam châm vĩnh cửu là nam châm có từ tính tồn tại trong thời gian dài.

2. Tác dụng của nam châm lên các vật liệu khác nhau

- Nam châm chỉ tương tác (hút) với các vật liệu như: sắt, thép, cobalt, nickel,...

- Vật liệu tương tác với nam châm gọi là vật liệu có tính chất từ (vật liệt từ)

3. Sự định hướng của thanh nam châm

Khi để nam châm tự do:

+ Đầu luôn chỉ hướng Bắc gọi là: cực Bắc (kí hiệu: N – North)

+ Đầu luôn chỉ hướng Nam gọi là: cực Nam (kí hiệu S – South)

Sự tương tác giữa 2 cực của nam châm:

+ cùng cực thì đẩy nhau

+ khác cực thì hút nhau


Biên Soạn: Trần Thị Thu

SĐT: 035 8453 916 ( bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 02866540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP3, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Trần Thị Thu

Bài 19: Từ Trường