Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 7»Từ»Bài 20: Từ Trường Trái Đất – Sử Dụng La ...

Bài 20: Từ Trường Trái Đất – Sử Dụng La Bàn

Lý thuyết bài từ trường trái đất – sử dụng la bàn môn khoa học tự nhiên 7 bộ sách giáo khoa chân trời sáng tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Từ trường của Trái Đất

Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là 1 trong những hành tinh có từ trường

Trái Đất được xem như 1 nam châm khổng lồ (có từ cực Bắc nằm ở cực Nam của Trái Đất, và ngược lại từ cực Nam nằm ở cực Bắc của Trái Đất)

Từ trường của Trái Đất mạnh ở phía địa cực và yếu hơn ở vùng xích đạo

2. Cực Bắc địa từ - cực Bắc địa lý

Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất

Cực Bắc địa lý và cực Nam địa lý nằm trên trục quay của Trái

Đất

Do trục quay của Trái Đất và trục từ của Trái Đất không trùng nhau (lệch khoảng 11 độ) => cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lý không trùng nhau

 bai-20-tu-truong-trai-dat-su-dung-la-ban-1

3. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lý

a) La bàn là dụng cụ gồm:

+ vỏ hộp có mặt kính bảo vệ

+ kim nam châm quay tự do trên trục cố định

+ mặt ghi số và ký hiệu các hướng địa lý quay độc lập với kim nam châm

b) Cách sử dụng la bàn

+ Quan sát la bàn và xác định cực Nam (S), cực Bắc (N) của kim la bàn (đã được ký hiệu hoặc màu sắc)

+ Chọn đối tượng cần xác định vị trí

+ Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang, chờ cho kim la bàn nằm yên và xoay la bàn sao cho vạch số 0 trùng với vạch cực Bắc

+ Số đo góc tạo bởi hướng đối tượng cần xác định và hướng Bắc trên la bàn chính là hướng địa lý cần tìm


Biên Soạn: Trần Thị Thu

SĐT: 035 8453 916 ( bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 02866540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP3, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Trần Thị Thu

Bài 19: Từ Trường
Bài 21: Nam Châm Điện