Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 7»Phân tử»Bài 6: Giới Thiệu Về Liên Kết Hóa Học

Bài 6: Giới Thiệu Về Liên Kết Hóa Học

Lý thuyết bài giới thiệu về liên kết hóa học môn khoa học tự nhiên 7 bộ sách giáo khoa chân trời sáng tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Vỏ nguyên tử khí hiếm

Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, riêng helium ở lớp ngoài cùng chỉ có 2 electron

Các nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm có cấu tạo bền vững, nên:

+ Tồn tại độc lập ở điều kiện thường

+ Trơ về mặt liên kết hóa học

2. Liên kết ion

a) Sự tạo thành ion dương

- Các nguyên tử của nguyên tố kim loại có xu hướng nhường e ở lớp ngoài cùng để có lớp e ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn.

- Nguyên tử kim loại khi nhường e sẽ tạo thành ion dương (+)

 bai-6-gioi-thieu-ve-lien-ket-hoa-hoc-1

b) Sự tạo thành ion âm

- Các nguyên tử của nguyên tố phi kim (có số e ngoài cùng là 7,6,5, ...) nên khi kết hợp với kim loại, nguyên tử phi kim có xu hướng nhận e từ nguyên tử kim loại để có lớp e ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn

- Nguyên tử phi kim khi nhận thêm e sẽ tạo thành ion âm (-)

 bai-6-gioi-thieu-ve-lien-ket-hoa-hoc-2

c) Sự tạo thành liên kết ion (giữa nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim)

bai-6-gioi-thieu-ve-lien-ket-hoa-hoc-3

- Liên kết ion là liên kết giữa ion dương và ion âm

- Các ion dương và ion âm đơn nguyên tử có lớp e ngoài cùng giống với nguyên tử của nguyên tố khí hiếm

3. Liên kết cộng hóa trị

- Để có lớp e ngoài cùng giống với nguyên tử của nguyên tố khí hiếm gần nhất

- Các nguyên tử của nguyên tố phi kim có xu hướng góp chung electron

Ví dụ1: Liên kết cùng 1 loại nguyên tử

bai-6-gioi-thieu-ve-lien-ket-hoa-hoc-4
Ví dụ 2: Liên kết giữa 2 hoặc nhiều nguyên tửbai-6-gioi-thieu-ve-lien-ket-hoa-hoc-5

Sau khi hình thành liên kết:

Số e mỗi nguyên tử = Số e riêng + Số e dùng chung

- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa 2 nguyên tử

- Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa 2 nguyên tử phi kim – phim kim

4. Chất ion, chất cộng hóa trị

a) Chất ion

- Là chất được tạo nên từ liên kết ion

              Ví dụ: NaCl, CaCl2 , MgO, ....

- Chất ion thường ở thể rắn (điều kiện thường)

b) Chất cộng hóa trị

- Là chất được tạo nên từ liên kết cộng hóa trị

                Ví dụ: H2, H2O, C12H22O11 (đường), C2H5OH (cồn), ...

- Chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng, khí (điều kiện thường)

5. Một số tính chất của chất ion và chất cộng hóa trị

a) Chất ion

- Khó bay hơi

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ bay hơi cao

- Khi tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn được điện

b) Chất cộng hóa trị

- Dễ bay hơi

- Kém bền với nhiệt (nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp)

- Nhiều chất khi tan trong nước tạo ra dung dịch không dẫn được điện


Biên Soạn: Trần Thị Thu

SĐT: 035 8453 916 ( bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 02866540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP3, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Trần Thị Thu

Bài 5: Phân Tử - Đơn Chất - Hợp Chất
Bài 7: Hóa Trị Và Công Thức Hóa Học