Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 10»Bài 7: Anh Hùng Và Nghệ Sĩ»Bài 4: Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 43

Bài 4: Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 43

Lý thuyết bài Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 43 môn Văn 10 bộ sách CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

bao-kinh-canh-gioi

I. Đọc văn bản

Bảo kính cảnh giới là chùm thơ được rút ra từ tập Quốc âm thi tập bao gồm có 61 bài thơ trong tổng số 254 bài.

Bố cục bài thơ này gồm có 2 phần chính:

  • Phần 1: 6 câu đầu: nói về vẻ đẹp bức tranh ngày hè
  • Phần 2: 2 câu cuối: niềm tha thiết lớn của nhà thơ với đời

Bảo kính cảnh giới được viết theo thể loại  thơ Nôm Đường luật. Tức là viết bằng chữ Nôm và thể Đường luật. Đây được xem là một lối thơ riêng  do tác giả trung đại Việt Nam sáng tác dựa trên thể loại thơ Đường luật.

II. Sau khi đọc

1. Bức tranh thiên nhiên ngày hè

Những dòng thơ đầu thể hiện phong thái ung dung tự tại của chủ thể trữ tình.

Rồi hóng mát thưở ngày trường”

“Rồi” tức là rảnh rỗi

ngày trường” là ngày dài

⇒ Nhịp thơ bất thường1/2/3 giọng điệu chậm rãi thong thả kết hợp với từ “rồi” nhấn mạnh thời gian rảnh rỗi, cùng tâm hồn thư thái của tác gia.

Bức tranh ngày hè được tác gia miêu tả:

  • Bức tranh cuối hè được diễn tả một cách đầy sinh động, tràn trề nhựa sống.
  • Màu sắc: màu xanh của hòe, màu đỏ của lựu, màu hồng của sen,  màu vàng của nắng...

⇒ Bức tranh ngày hè tươi tắn đầy màu sắc

Trạng thái sự vật:  đùn đùn, giương, phun, tiễn... Tác gia dùng các động từ mạnh để diên tả sự căng tràn của cảnh vật. Có một thứ gì đang thôi thúc từ bên trong khiến cho nó không kìm lại được phải đùn ra hết lớp này đến lớp khác

Cảnh vật cuối hè được miêu tả với những hình ảnh: sen đã tàn, đã hết mùi hương. Ngắt nhịp ¾ gây ấn tượng cùng sự chú ý cho người đọc làm nổi bật cảnh vật buổi chiều hè.

Âm thanh: Bức tranh ngày hè không chỉ được miêu tả bằng những hình ảnh màu sắc mà còn có cả âm thanh vô cùng sôi động và quen thuộc tiếng chợ cá “lao xao” cùng với tiếng ve inh ỏi đã tạo thành một bản nhạc hòa ca mùa hạ náo nhiệt tưng bừng.

⇒ Bức tranh ngày hè vô cùng rực rỡ, sinh động, tràn trề sức sống, hài hòa về màu sắc, âm thanh cũng như đường nét. Có sự gắn kết giữa con người và cảnh vật.

⇒ Tác giả đã huy động mọi giác quan để cảm nhận về sự thay đổi của thiên nhiên từ thị giác, thính giác đến khứu giác. Thể hiện sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế của nhà thơ với cảnh vật. Tình yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống tha thiết của tác gia.

2. Niềm tha thiết lớn với đời

Hai câu thơ cuối tác gia sử dụng điển cố “ Ngu cầm” ( cây đàn của Vua Ngu Thuấn) để gảy 1 khúc Nam Phong

Thể hiện khát khao mang đến cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân khắp mọi nơi

Khát vọng cao đẹp thể hiện tấm lòng vì dân vì nước của tác giả “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

Các ngắt nhịp 3/3 thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài đó thể hiện niềm khát vọng mong mỏi da diết cuộc sống thanh bình hạnh phúc.

Hai câu lục ngôn xuất hiện ở phần đề và kết bài góp phần nhấn mạnh nội dung cần biêu đạt đồng thời góp phần tạo nhịp điệu cho bài thơ.

3. Nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ

Bài thơ viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn.

Nhìn vào số câu, cách gieo vần, lối đối ngẫu ở bốn câu giữa, thì thấy bài thơ vẫn là dạng thất ngôn bát cú. Nhưng có hai điểm khác:

Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

⇒ Hai điểm khác biệt này làm cho cấu trúc bài thơ thay đổi:

Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một "liên" chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

So với thể thơ Đường luật, cấu trúc tiết tấu của bài thơ thất ngôn bát cú đa dạng hơn. Ở bài Cảnh ngày hè:

  • Câu 1: ngắt nhịp 1/2/3
  • Câu 2: ngắt nhịp 4/3 (hoặc 1/3/3)
  • Câu 3: ngắt nhịp 3/4
  • Câu 4: ngắt nhịp 3/4
  • Câu 5: ngắt nhịp 4/3
  • Câu 6: ngắt nhịp 4/3
  • Câu 7: ngắt nhịp 4/3
  • Câu 8: ngắt nhịp 3/3

4. Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ

Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ là: Đến với cảnh à quan sát à lắng nghe và liên tưởng – bộc lộ nỗi lòng.

⇒ Qua đó thấy được tình cảm yêu mến, thân thương của nhà thơ đối với thiên nhiên, tấm lòng thiết tha, nồng hậu của nhà thơ đối với con người.


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 3: Thư Lại Dụ Vương Thông
Bài 5: Thực Hành Tiếng Việt Trang 44