Table of Contents
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
An-phông- xơ Đô- đê (1840-1897), nhà văn Pháp
Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.
2. Tác phẩm Buổi học cuối cùng
Kết thúc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Các trường học thuộc hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học tiếng Pháp cuối cùng của các em học sinh vùng An-dát.
II. Trải nghiệm cùng văn bản
Ngôi kể: ngôi thứ nhất (theo lời kẻ của cậu bé Phrăng)
⇒ Cách kể theo ngôi thứ nhất làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Vì nhân vật kể chuyện là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối. Tâm trạng của nhân vật Phrăng qua đó cũng được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc.
Bố cục:
- Phần 1 (Từ đầu tới mà “vắng mặt em”): Khung cảnh trước buổi học
- Phần 2 (Tiếp đến “cuối cùng này”): Diến biến buổi học cuối cùng
- Phần 3 (còn lại): Khung cảnh kết thúc buổi học
III. Suy ngẫm và phản hồi
1. Tóm tắt câu chuyện
Buổi học cuối cùng kể lại câu chuyện về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Bởi ngày hôm sau, các học sinh vùng An-dát sẽ phải học bằng tiếng Đức, bằng thứ tiếng của kẻ chiến thắng trong chiến tranh, nghĩa là bọn họ không còn được học bằng tiếng mẹ đẻ. Buổi học đã diễn ra một cách trang trọng. Thầy Ha-men khác hẳn mọi lần: mặc lễ phục, chuẩn bị giấy viết rất đẹp và nhắc nhở nhẹ nhàng khi Phrăng đến muộn. Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học. Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ "Nước Pháp muôn năm" và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.
2. Chủ đề và thông điệp, nhan đề của văn bản
a. Chủ đề: Lòng yêu nước và ngôn ngữ của mỗi quốc gia.
b. Thông điệp:
Sự tồn tại của một quốc gia gắn liền với ngôn ngữ của quốc gia đó.
Lòng yêu nước luôn gắn liền với những hành động chăm chỉ hàng ngày.
- Nhan đề góp phần thể hiện rõ hơn chủ đè của văn bản
3. Điểm nhìn
Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của Phrăng. Việc sử dụng điểm nhìn ấy đem lại sự gần gũi cho văn bản vì nó là câu chuyện được kể từ người trong cuộc, đồng thời là của một cậu bé.
4. Hình ảnh thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng
Trang phục:
- Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn.
- Đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
⇒ Trang phục đẹp đẽ, trang trọng nhằm tôn vinh buổi học cuối cùng.
Thái độ: không giận dữ như mọi hôm, hiền từ, dịu dàng.
Lời nói:
- Ân cần, dịu dàng
- Kiên nhẫn giảng bài
- Giảng giải về ý nghĩa của tiếng Pháp.
⇒ Đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới. Thầy Ha-men nói về ngôn ngữ dân tộc với sự tự hào, ngợi ca.
Thầy Ha-men là người thầy đáng kính có tình cảm nồng nàn yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ.
⇒ Cần phải giữ gìn ngôn ngữ dân tộc vì “khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”
5. Hình ảnh Phrăng trong buổi học cuối cùng
Trước đây: Vốn lười học, ham chơi, không ý thức được trách nhiệm của bản thân.
Trên đường tới trường:
- Trời ấm, trong trẻo
- Tiếng sáo hốt ven rừng trên đồng cỏ… lính Phổ đang tập…
⇒ Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.
⇒ Tâm trạng: Chán học ham chơi nhưng đã ý thức được việc đến trường.
Khi đến trường:
Lớp học:
- Thông thường: ồn ào như vỡ chợ
- Hôm nay: Lặng ngắt, y như buổi sáng chủ nhật.
Mọi người:
- Thầy mặc lễ phục, trang trọng, dịu dàng
- Dân làng lặng lẽ buồn rầu.
⇒ Nghệ thuật quan sát, miêu tả, so sánh.
⇒ Quang cảnh sân trường và không khí lớp học trang trọng khác thường
Tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng:
- Ngạc nhiên
- Choáng váng, sững sờ
- Tự giận mình , đau lòng
- Lúng túng, lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên.
- Nuối tiếc, ân hận về sự lười hác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
6. Ý nghĩa của kết thúc truyện
Kết thúc câu chuyện gợi cho tôi suy nghĩ về mối quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc và lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu đất nước, dân tộc cần phải được biểu hiện trong việc gìn giữ và phát huy ngôn ngữ của đất nước, dân tộc đó, không ai có quyền xâm phạm đến.
IV. Luyện tập
Trả lời các câu hỏi Trắc nghiệm sau:
Câu 1: An -Phông xơ Đô đê là nhà văn nước nào ?
- A.Đức
- Ý
- C.Pháp
- D.Nga.
Câu 2: Câu chuyện xảy ra trong khoảng thời gian nào?
- Chiến tranh thế giới chiến thứ nhất (1914- 1918)
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)
- Chiến tranh chống đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XX
- Chiến tranh Pháp- Phổ cuối thế kỉ XIX
Câu 3: Truyện kể bằng lời nhân vật nào ?
- A.Nhân vật Phrăng
- B.Thầy Ha -men .
- C.Cụ già Hô -de .
- Những người dân làng
Câu 4: Em hiểu như thế nào về nhan đề " Buổi học cuối cùng" ?
- Buổi học cuối cùng của một học kì.
- Buổi học cuối cùng của một năm học.
- Buổi học cuối cùng của môn tiếng Pháp.
- Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới.
Câu 5: Chân lí được nêu ra trong truyện Buổi học cuối cùng là gì?
- Tình thầy trò là cao quý nhất, không có gì có thể thay đổi được thứ tình cảm quý báu ấy.
- Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
- Nếu một dân tộc mà mọi người dân đều có lòng yêu nước thì dân tộc đó sẽ không bao giờ rơi vào vòng nô lệ.
- Tình yêu quê hương, đất nước phải được thể hiện trước tiên qua tình yêu chữ viết và tiếng nói.
Câu 6: Tác giả xây dựng thành công hai nhân vật chính trong truyện Buổi học cuối cùng là nhờ vào:
- Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
- Cho nhân vật tự nói lên suy nghĩ của mình.
- Tạo ra nhiều chi tiết biểu cảm cho nhân vật thể hiện tình cảm.
- Đề cao giá trị của tiếng Pháp đối với người đọc.
Câu 7: Ý nào sâu đây không đúng với suy nghĩ, tâm trạng của Phrăng ?
- Mải chơi, sợ thầy kiểm tra bài nên muốn trốn học.
- Xấu hổ, ân hận và thấm thía trước lỗi lầm của mình, muốn sửa chữa nhưng đã muộn.
- Thương và kính yêu thầy.
- Vui vẻ khi từ nay không phải học tiếng Pháp nữa.
Câu 8: Giá trị cao cả của truyện Buổi học cuối cùng là gì?
- Thể hiện tinh thần chống chiến tranh xâm lược.
- Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc.
- Lên án những nhà lãnh đạo nước Pháp trong việc nhượng đất đai cho nước Phổ.
- Đề cao tình thầy trò và lòng gắn bó với mái trường thân yêu.
Câu 9: Đúng nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha-men trong buổi học cùng?
- Bình tĩnh và tự tin
- Đau đớn và rất xúc động
- Bình thường như những buổi học khác
- Tức tối, căm phẫn
Câu 10: Qua những chi tiết miêu tả về trang phục, lời nói, hành động, thái độ... cho ta thấy thầy Ha Men là người như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất
- Một người thầy yêu nghề, đầy nhiệt huyết
- Một người dân yêu nước và sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vê đất nước
- Một người luôn có ý thức gìn giữ tiếng nói của dân tộc
- Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.
Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn
SĐT: 0945 441181
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri