Table of Contents
I. Tri thức tiếng Việt
1. Khái niệm
Từ Hán Việt được tạo nên bởi các yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng đê tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập,... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
2. Công dụng
Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:
- Tạo sắc thái trang trọng, thê hiện thái độ tôn kính.
- Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
- Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
III. Từ đọc đến viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi.
Đoạn văn tham khảo:
Một văn bản được coi là "hùng văn thiên cổ", khẳng định chủ quyền của Đại Việt vào thế kỷ XV, đồng thời cũng cho thấy được tài năng văn chương của Nguyễn Trãi đó chính là Bình Ngô đại cáo. Tài năng của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo được thể hiện qua việc sử dụng điển cố, điển tích một cách nhuần nhuyễn kết hợp lối nghị luận chặt chẽ, sắc sảo, tài tình. Làm bật lên được tình thần chiến đấu, chiến thăng của quân dân ta trong kháng chiến chống quân Minh năm1427. Bên cạnh đó Nguyễn Trãi còn thành công với cả thơ Nôm Đường luật qua tập thơ Quốc âm thi tập. Với tập thơ này, chính Nguyễn Trãi là người đã có công đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việ viết bằng chữ của người Việt - chữ Nômt. Với những đóng góp ấy, ta chắc chắn khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Trãi là không vô cùng to lớn với văn học nước nhà.Với những đóng góp ấy mà vào dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn Ông là Danh nhân văn hoá thế giới.
Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn
SĐT: 0945 441181
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri