Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 4: Những Trải Nghiệm Trong Đời»Bài 4: Thực Hành Tiếng Việt Trang 96

Bài 4: Thực Hành Tiếng Việt Trang 96

Lý thuyết bài Thực hành tiếng Việt trang 96 môn Văn 6 bộ sách CTST. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tìm hiểu tri thức tiếng Việt

1. Cụm từ

a. Ví dụ

Vd1: Chim sẻ/ đang hót

            C           V

Vd2: Những chú chim sẻ/ đang hót líu lo.  

                        C                  V

⇒ Chủ ngữ, vị ngữ trong câu có thể là từ (chim sẻ, hót) hoặc cụm từ (Những chú chim sẻ, hót líu lo)

b. Kết luận

⇒ Trong câu tiếng Việt, thành phần chính gồm có chủ ngữ ( C) và vị ngữ ( V). Chủ ngữ và vị ngữ của câu có thể chỉ là một từ, nhưng cũng có thể là một cụm từ.

Cụm từ do 2 từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu trọn vẹn về nghĩa

2. Các loại cụm từ

a. Xét ví dụ

  • Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính.

Ví dụ : …hai cái răng đen nhánh

  • Cụm động từ có động từ làm thành phần chính.

Ví dụ: …thường dẫn tôi ra vườn

  • Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính.

 Ví dụ: …rất chăm chỉ

b. Kết luận

⇒ Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ và vị ngữ trong câu thường có những loại như:

Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính.

Cụm động từ có động từ làm thành phần chính.

Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính.

3. Cách mở rộng thành phần của câu bằng cụm từ

Có thể mở rộng thành phần câu bằng cách biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm từ, có thể là cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ.

Hoặc biến chủ ngữ, vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có thông tin cụ thể, chi tiết hơn

Có thể mở rộng cả chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc mở rộng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ của câu.

Tác dụng: Làm câu văn trở nên chi tiết, rõ ràng hơn

Xác định CN- VN

(1)

Khi nói đến từ gạch chân, người ta hay miêu tả bằng từ ngữ, hình ảnh nào (2)

 

Viết câu văn mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ (3)

 

Chỉ ra sự khác biệt trong câu ở cột

(1) và (3)

Nước /trong

C   V

Trong vắt, trong veo, trong suốt, trong ngần...

 

Nước giếng mùa hè trong veo

Cột 1 chung chung, Cột 3 cụ thể, chi tiết hơn

Em bé/ đang nói

 C       V

Bi bô, bập bẹ, ê a...

 

Hai em bé nhà tớ đang bập bẹ nói

Cột 1 chung chung, Cột 3 cụ thể, chi tiết hơn

Kết luận:

- Có thể mở rộng thành phần câu bằng cách biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm từ, có thể là cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ.

- Hoặc biến chủ ngữ, vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có thông tin cụ thể, chi tiết hơn

- Có thể mở rộng cả chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc mở rộng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ của câu.

- Tác dụng: Làm câu văn trở nên chi tiết, rõ ràng hơn

II. Thực hành Tiếng Việt

Bài tập 1:

Câu a chủ ngữ là “Vuốt” không thể hiện rõ được ở vị trí nào mà chỉ nêu chung chung.

Còn câu b “Những cái vuốt ở chân, ở kheo” cho ta thấy vị trí rõ ràng hơn.

⇒ Như vậy việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu giúp chúng ta nắm bắt được thông tin chi tiết, rõ ràng hơn.

Bài tập 2:

  1. So với cách dùng vị ngữ “bò lên” thì cách diễn đạt “mon men bò lên” (cụm đồng từ) đã bổ sung thêm những thành phần miêu tả cách thức thực hiện hành động, giúp ta hình dung rõ hơn thái độ của Dế Mèn đó là rón rén, sợ sệt, từ từ bò lên sau khi biết chị Cốc đã bỏ đi.
  2. So với cách dùng vị ngữ “khóc” thì cụm tinh từ “khóc thảm thiết” (cụm động từ) diễn tả thêm cách thức thực hiện hành động, thể hiện rõ mức độ khóc lóc vô cùng thương tâm, đau xót
  3. So với cách diễn đạt “nóng”, cụm từ “nóng hầm hập” (cụm tính từ) bổ sung thêm thông tin về cái nóng, làm cho thông tin miêu tả trở nên chi tiết, giúp ta hình dung mức độ nóng đạt tới đỉnh điểm, vô cùng oi bức, khó chịu.

⇒ Việc dùng cụm động từ, cụm tính từ làm thành phần vị ngữ của câu là bổ sung thông tin chi tiết, cụ thể cho việc miêu tả hành động, tính chất của chủ thể được nói đến trong câu.

Bài tập 3. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):

Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.

⇒ Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

⇒ Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến)

Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.

⇒ Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

Thằn Lằn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ.

⇒ Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

Bài tập 4. Xác định chủ ngữ và vị ngữ

  1. Khách/ giật mình
  2. Lá cây/ xào xạc.
  3. Trời /rét.

Mở rộng thành phần câu:

  1. Vị khách đó/ giật mình.
  2. Những chiếc lá cây bàng/ rơi xào xạc
  3. Trời/ rét buốt.

⇒ Những câu mở rộng thành phần câu giúp thể hiện chi tiết, rõ ràng hơn so với các câu chưa mở rộng.

Bài tập 5

a. Các từ láy: phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh.

⇒ Các từ láy góp phần diễn tả rõ ràng, chi tiết hơn vẻ đẹp cường tráng, khoẻ mạnh của chú Dế Mèn.

b. Những câu văn sử dụng phép so sánh: Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

⇒ Miêu tả những chiếc vuốt của Dế Mèn rất sắc nhọn, diễn tả sức mạnh của Dế Mèn.

Bài tập 6:

a. Nghĩa của từ tợn:

Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì , lộ rõ vẻ thách thức.

Chỉ sự khác thường ở một mức độ cao (rét tợn)

b. Từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa hiểu: Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì , lộ rõ vẻ thách thức.

Cơ sở để xác định là dựa vào nội dung những câu văn sau đó: Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.


Biên soạn: GV Phạm Thị Hải

SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Phạm Thị Hải

Bài 3: Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ - Nguyễn Ngọc Thuần
Bài 5: Cô Gió Mất Tên (Xuân Quỳnh)