Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 5: Trò Chuyện Cùng Thiên Nhiên»Bài 5: Thực Hành Tiếng Việt Trang 121

Bài 5: Thực Hành Tiếng Việt Trang 121

Lý thuyết bài Thực Hành Tiếng Việt môn Văn 6 bộ sách CTST. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tìm hiểu tri thức Tiếng Việt

1. Ẩn dụ

a. Ví dụ

Anh đội viên nhìn BácCàng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

Người cha: Chỉ Bác Hồ

  Ví Bác Hồ với người cha vì Bác với người cha có những điểm tương đồng phẩm chất (tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo đối với con)

⇒ Ẩn dụ

b. Kết luận

Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

2. Hoán dụ

a. Ví dụ

“Áo nâu liền mới áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

Áo nâu: người nông dân

  • Áo xanh: người công nhân
  • Áo nâu: người nông dân
  • Nông thôn: những người ở nông thôn
  • Thị thành: Những người ở thành thị

Từ A nghĩ đến B (dựa trên quan hệ gần gũi)

⇒ Hoán dụ

b. Kết luận

Hoán dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Bảng nhận diện

 

PPTT

Ẩn dụ

Hoán dụ

Định nghĩa

Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.

 

Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.

Cơ chế

Dựa trên nét tương đồng với nó

Dựa trên quan hệ gần gũi với nó

Tác dụng

Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt


 II. Thực hành Tiếng Việt

Bài tập 1

So sánh

Ẩn dụ

“Con diều hâu lao như mũi tên xuống…”

….

“Lần này nó chửa kịp ăn, những mũi tên đen mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến.”

….

- Cái được so sánh “con diều hâu lao” (A)

- Cái dùng để so sánh: “mũi tên lao xuống” (B)

- Từ so sánh: “như”. 

(A) như (B)

- Cái dùng để so sánh:

“những mũi tên đen mang hình đuôi cá” (từ đâu bay đến) (B)

- Cái được so sánh: không  (“những con chèo bẻo”: xuất hiện ở câu tiếp sau) 

 

            (B)

⇒ Dấu hiệu chính để nhận biệt so sánh và ẩn dụ:

So sánh

Ẩn dụ

- Đều dựa trên quan hệ liên tưởng tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng.

- Có đủ cái được so sánh (A), cái dùng để so sánh (B), từ so sánh.

- Chỉ có cái dùng để so sánh. (B)

Bài tập 2

a. Biện pháp ẩn dụ có trong đoạn văn:

“Kẻ cắp hôm nay gặp bà già.”

“Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm.”

  • “Kẻ cắp”: chỉ chim chèo bẻo
  • “Bà già”: chỉ đối thủ kình địch của chim chèo bẻo (đối thủ này đã được nói đến trong đoạn văn trước chính là diều hâu, kẻ bị bầy chim chèo bẻo đánh tơi tả.)
  • “Người có tội” và “người tốt”: chỉ chim chèo bẻo qua việc vây đánh diều hâu, lập công cứu gà con.

b. Nét tương đồng:

Giữa hai từ “chèo bẻo” và “kẻ cắp” (qua cái nhìn cảm nhận của nhân gian và cậu bé “tôi”): ban đêm, ngày mùa thức suốt để rình mò như kẻ cắp.

Giữa hai từ “diều hâu” và “bà già”: lọc lõi, ác độc (chuyên rình mò, đánh hơi, bắt trộm gà con.)

⇒ Tác dụng: Làm cho cách miêu tả hình ảnh các loài vật trở nên sinh động, thú vị, có hồn, gần gũi với đời sống con người. 

Bài tập 3

Đều là biện pháp hoán dụ

  1. “Cả làng xóm” chỉ người trong xóm (Lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng)
  2. “hai đõ ong” chỉ những con ong trong đõ. (Lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng)
  3. “thành phố” chỉ người dân trong thành phố. (Lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng)
  4. “nhà trong”, “nhà ngoài” chỉ những người thân ở “nhà trong” và “nhà ngoài” (Mỗi nhà là một gia đình riêng) (Lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng)

Bài tập 4

Cụm từ “mắt xanh” trong câu thơ:

“Trầu ơi, hãy tỉnh lại!

Mở mắt xanh ra nào.”

Gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh chiếc lá trầu. 

Phép ẩn dụ vì giữa mắt xanh và lá trầu có sự giống nhau về hình dáng, màu sắc. Hình ảnh cây trầu được cảm nhận qua cái nhìn sinh động, đáng yêu  “cây trầu” giống như con người, cũng có mắt nhìn như người: khi ngủ nhắm mắt, tỉnh giấc thì mở mắt.

Bài tập 5

Lao xao ngày hè:

  • Ẩn dụ: “Lần này nó chửa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới.” => Những mũi tên đen nhằm muốn nói tới những chú chèo bẻo. Hình ảnh đó gợi ra cho người đọc hình dung về chú chim chèo bẻo lao nhanh xuống để kịp cứu gà con đang bị diều hâu tha đi.
  • Hoán dụ: “Cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất.” => Cả làng xóm là biện pháp hoán dụ lấy vật chứa để gợi vật được chứa đựng

Bài tập 6

Biện pháp tu từ nhân hóa

Dấu hiệu: Dùng từ ngữ vốn dùng để gọi, xưng hô, miêu tả hoạt động của người cho cây trầu: 

  • Gọi: “trầu”
  • Xưng hô: “tao, mày”
  • Hoạt động: “ngủ”

Tác dụng: Thể hiện sự yêu thương, trìu mến, thân thiết giữa cậu bé và cây trầu/

Bài tập 7

Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa ở cả 3 văn bản làm cho cây cối, loài vật trở nên sống động, hấp dẫn hơn.

Quan cái nhìn trẻ thơ: các loài cây, loài vật cũng có tình cảm, suy nghĩ như con người, rất gần gũi, đáng yêu.


Biên soạn: GV Phạm Thị Hải

SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Phạm Thị Hải

Bài 4: Đánh Thức Trầu - Trần Đăng Khoa
Bài 6: Một Năm Ở Tiểu Học - Nguyễn Hiến Lê