Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 1: Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình»Bài 8: Ôn tập (Chủ đề 1: Lắng Nghe Lịch ...

Bài 8: Ôn tập (Chủ đề 1: Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình)

Lý thuyết bài Ôn tập (Chủ đề 1: Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình) môn Văn 6 bộ sách Chân Trời Sáng Tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Ôn tập (Chủ đề 1: Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình)

Bài tập 1: (trang 36 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

Văn bản

Nội dung chính

Thánh Gióng

- Vào thời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, tốt bụng và ao ước có một đứa con.

- Một hôm, bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử. Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói cười.

- Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước, nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc. Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, giặc tan.Gióng lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.

- Vua nhớ công ơn, cho lập đền thờ.

Sự tích Hồ Gươm

- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.

- Lên Thận đi đánh cá, ba lần kéo lưới đều thấy lưỡi gươm, bèn mang về nhà.

- Lê Lợi đến nhà Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng, cầm lên xem.

- Lê Lợi thua trận, chạy vào rừng, tình cờ bắt được chuôi gươm.

- Lê Lợi gặp lại Thận, kể lại truyện, hai người đem gươm ra tra vào nhau vừa như in. Lê Thận cùng tướng lĩnh nguyện một lòng phò Lê Lợi cứu nước. Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.

- Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần.

- Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Bánh chưng, bánh giầy

- Hùng Vương thứ sáu về già muốn truyền ngôi cho người con nào tài giỏi.

- Các hoàng tử đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh dâng vua.

- Vua cha chọn bánh của lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng.

- Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.

Bài tập 2: (trang 36 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

Nội dung

Thánh Gióng

Sự tích Hồ Gươm

Bánh chưng, bánh giầy

Sự kiện, chi tiết

- Gióng cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi đi đánh giặc.

- Cả dân làng góp gạo nuôi Gióng

- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ.

- Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc

- Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.

- Khi tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa như in.

- Chi tiết Rùa Vàng đòi gươm

- Chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng, lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương

Lí do lựa chọn

Những chi tiết trên thể hiện được ý nghĩa, nội dung, chủ đề của truyện: Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

- Chi tiết tra chuôi gươm vào lưỡi gươm cho thấy đó là sự thống nhất sức mạnh, ý chí của cả dân tộc, cuộc chiến đấu này là thuận theo ý trời.

- Chi tiết Rùa Vàng đòi gươm mang nhiều ý nghĩa: giải thích tên gọi Hồ Gươm, đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn và tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.

Chi tiết tưởng tượng này có ý nghĩa đề cao lao động, đề cao trí thông minh sáng tạo của con người.

Bài tập 3: (trang 36 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

Nhân vật trong truyện là con người, loài vật, đồ vật được nhân hoá. Nhân vật thường có các đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng; thường gắn với sự kiện ịch sử và có công lớn đối với cộng đồng, được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

Cốt truyện là chuỗi các sự việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định, có liên quan chặt chẽ với nhau. Truyện thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, thường sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh của nhân vật.

Truyện thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật  lịch sử.

Bài tập 4: (trang 36 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

  • Bước 1: Cần đọc kĩ văn bản cần tóm tắt, xác định văn bản gồm mấy phần hoặc mấy đoạn, mối quan hệ giữa các phần đó. Tìm từ khoá và ý chính của từng phần hoặc đoạn. Từ đó xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ.
  • Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ, dựa trên số phần hoặc số đoạn, xác định số ô hoặc số bộ phận cần có trong sơ đồ. Chọn cách thể hiện sơ đồ tốt nhất
  • Bước 3: Kiểm tra lại sơ đồ đã vẽ, xem các ý chính của văn bản đã đủ và rõ chưa, cách thể hiện về các phần, đoạn, ý chính và quan hệ giữa chúng đã phù hợp chưa.

Bài tập 5: (trang 36 SGK Ngữ Văn 6 tập 1)

Bài học giúp em hiểu thêm những về lịch sử của dân tộc Việt Nam, là một dân tộc có truyền thống đấu tranh anh hùng, dù phải đối mặt với nhiều kẻ thù nhưng các thế hệ vẫn giữ vững chủ quyền dân tộc. Đó còn là tinh thần đoàn kết.


Giáo viên biên soạn: Cao Hoàng Lộc

Đơn vị: Trung tâm Đức Trí – 0286 6540419

Tác giả: Cao Hoàng Lộc

Bài 7: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất