Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 4: Những Trải Nghiệm Trong Đời»Bài 1: Bài Học Đường Đời Đầu Tiên - Tô H...

Bài 1: Bài Học Đường Đời Đầu Tiên - Tô Hoài

Lý thuyết bài Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài môn Văn 6 bộ sách CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Khái niệm

Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật, đồ vật được nhân hóa. Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của các loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

de-me-phieu-luu-ky

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”

2. Tác giả, tác phẩm

  • Tác giả : Tô Hoài
  • Thể loại : Truyện đồng thoại
  • Ngôi kể : thứ nhất , xưng “ tôi” ( Lời kể của Dế Mèn)

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Thời điểm kể chuyện

Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là sau cái chết của Dế Choắt. Thể hiện qua chi tiết:

  • hung hăng, hống hách láo chỉ tổ trả nợ cho những ngu dại
  • tôi ân hận quá, ân hận mãi
  • thế mới biết nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột có hối cũng không làm lại được
  • câu chuyện ân hận đầu tiên mà tôi nớ suốt đời
  • hồi ấy
  • ngẫm ra...
  • hồi ấy, tôi có tính tự đắc...

2. Lời người kể chuyện, lời nhân vật và người kể chuyện

Yêu cầu

Lời kể của Dế Mèn

Lời đối thoại của Dế Mèn

Câu văn

- Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

- Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng thôi. Còn Dế Choắt than thở thế nào, tôi không để tai. Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết ai nghe, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không.

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ, chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

- Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?

So sánh

Giống nhau

Đều là lời của Dế Mèn

Khác nhau

Lời Dế Mèn kể lại câu chuyện->Lời người kể chuyện (ngôi thứ 1)

 Lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại) ->Lời nhân vật

3. Nhân vật Dế Mèn

Ngoại hình

  • Đôi càng: mẫm bóng
  • Vuốt: cứng, nhọn hoắt
  • Cánh dài,
  • Răng đen nhánh
  • Râu dài uốn cong, hùng dũng....

Hành động

  • Đạp phanh phách
  • Nhai ngoàm ngoạm,
  • Trịnh trọng đưa hai chân lên vuốt râu.
  • Đi đứng oai vệ
  • Cà khịa, to tiếng với tất cả mọi người
  • Quát chị Cào Cào
  • Ghẹo anh Gọng Vó

Lời nói

  • Cách xưng hô: Xưng hô là "ta", gọi Dế Mèn là "chú mày"
  • Mắng chửi DC "có lớn mà chẳng có khôn"
  • Lời nhận xét về DC: cẩu thả, tuềnh toàng, hôi như cú mèo
  • Lời từ chối phũ phàng "đào tổ nông thì cho chết"

Tâm trạng

  • Hãnh diện, tự mãn "tôi lấy là hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm", "tôi tợn lắm, tôi cho tôi là giỏi"
  • Sợ hãi "tôi cũng khiếp, nằm im thít, hoảng hốt"
  • Ân hận "anh mà chết là tại tôi ngông cuồng"
  • Hối lỗi "tôi biết làm thế nào bây giờ"

Ở đây có sự biến đổi tâm lý : từ thái độ kiêu ngạo, hống hách sang ăn năn, hối hận-> Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hợp lí.

⇒ Tính cách: Dế Mèn là một chàng dế thanh niên trẻ trung, yêu đời, tự tin nhưng cũng kiêu căng, tự phụ, hống hách, coi khinh và cậy sức bắt nạt kẻ yếu.

4. Bài học đường đời đầu tiên

Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau cái chết của Dế Choắt đó là thói ngông cuồng của mình, trêu đùa, khinh thường người khác, thoả mãn niềm vui cho mình đã gây ra hậu quả khôn lường, phải ân hận suốt đời.

Việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình đã khiến câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của mình khi trải qua.

⇒ Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt với Dế Mèn vì qua đó chú đã nhận thức được những sai lầm của bản thân đó là tính kiêu căng, tự phụ. Với mọi người, Dế Mèn đã nhận thức được sự ích kỉ, coi thường người khác.

5. Bài học cho bản thân

Qua truyện của Dế Mèn ta thấy Dế Mèn mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé, quanh quẩn gồm những người hiền lành nên đã lầm tưởng sự ngông cuồng là tài ba của mình, có thái độ kiêu căng, tự phụ, xốc nổi.

Trước những lỗi lầm, chúng ta phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải, phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình.

6. Đặc điểm truyện đồng thoại

Nhân vật là loài vật đã được nhân hóa : Dế mèn, Dến Choắt, Chị Cốc, anh Gọng Vó, chị Cào Cào

Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của loài vật như ngoại hình của Dế Mèn được miêu tả bằng những chi tiết đặc trưng cho loài dế (râu, đôi càng, đôi cánh, đầu, cái răng đen), tập tính sinh sống của loài dế là đào hang để ở,  hành động của Dế Mèn như đạp phanh phách lên ngọn cỏ, đào hang…

Qua những đặc điểm đó cũng thể hiện đặc điểm của con người được thể hiện ở tính cách của Dế Mèn như tự tin, trẻ trung, yêu đời nhưng cũng vô cùng xốc nổi, kiêu căng, coi thường người khác…

III. Tổng kết

1. Nội dung

Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết  của Dế Choắt.

Bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; cách ứng xử lễ độ, khiêm nhường; sự tự chủ; ăn năn hối lỗi trước cử chỉ sai lầm...

2. Nghệ thuật

Truyện đồng thoại với nội dung hấp dẫn, sinh động.

Kể chuyện kết hợp với miêu tả.

Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ, miêu tả loài vật chính xác, sinh động


Biên soạn: GV Phạm Thị Hải

SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Phạm Thị Hải

Bài 2: Giọt Sương Đêm - Trần Đức Tiến