Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 5: Trò Chuyện Cùng Thiên Nhiên»Bài 4: Đánh Thức Trầu - Trần Đăng Khoa

Bài 4: Đánh Thức Trầu - Trần Đăng Khoa

Lý thuyết bài Đánh thức trầu - Trần Đăng Khoa môn Văn 6 bộ sách CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

dinh-thuc-trau

danh-thuc-trau-1

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

2. Chú thích

2. Tác giả: Trần Đăng Khoa

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Lời hát của bà

Cách xưng hô:

  • Xưng hô: tao – mày, gọi "Trầu trẩu trầu trầu"
  • Nhân hóa.

→ Gợi ra sự thân mật.

Mối quan hệ với thiên nhiên:

  • "Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày".
  • Điệp từ "làm chúa"

→ Trạng thái cân bằng, không tự coi mình là chúa tể làm chủ thiên nhiên mà coi thiên nhiên như người bạn.

Cách hái trầu:

  • "Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm"
  • Điệp từ "hái", tiểu đối đêm - ngày.

→ Kinh nghiệm dân gian, hái trầu phải hái ban đêm.

⇒ Sự gắn bó với ruộng nương, nâng niu cây cối của bà- người dân quê

2. Lời gọi trầu của cậu bé

Cách cảm nhận về các giác quan của trầu

  • Thính giác, thị giác, cảm giác
  • Nhân hóa

→ Trầu có đủ giác quan và cuộc sống như con người

Cách xưng hô

  • Xưng hô: tao - mày
  • Nhân hóa.

→ Thân mật, gần gũi

Cách hái trầu

  • "Đã ngủ rồi hả trầu?/ Đã dậy chưa hả trầu?”; "Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé"; "Tay tao hái rất nhẹ/ Không làm mày đau đâu...".
  • Nhân hóa, điệp từ, câu cảm thán kết hợp từ ngữ hô gọi ơi, hãy… như lời tâm sự, tâm tình

→ Gọi trầu dậy nhẹ nhàng, trân trọng; hỏi ý kiến, tôn trọng; nâng niu, bảo vệ trầu

Mong muốn của cậu bé: “Đừng lụi đi trầu ơi”

→ Mong cây trầu mãi tốt tươi

⇒ Cậu bé là người yêu thương, quý trọng, nâng niu cây cối; coi cây cối như một người bạn thân

III. Tổng kết

1. Nội dung

Qua bài thơ Đánh thức trầu, Trần Đăng Khoa đã khắc họa cảnh em bé trò chuyện với trầu như một người bạn, mong được hái trầu cho bà và mẹ cũng như mong trầu sống mãi. Qua đó thể hiện tình yêu bà, yêu mẹ và yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên.

2. Nghệ thuật

Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ: nhân hóa (trầu), câu hỏi tu từ, điệp từ,...


Biên soạn: GV Phạm Thị Hải

SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Phạm Thị Hải

Bài 3: Thương Nhớ Bầy Ong - Huy Cận
Bài 5: Thực Hành Tiếng Việt Trang 121