Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 4: Những Trải Nghiệm Trong Đời»Bài 2: Giọt Sương Đêm - Trần Đức Tiến

Bài 2: Giọt Sương Đêm - Trần Đức Tiến

Lý thuyết bài Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài môn Văn 6 bộ sách CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

giot-suong-dem

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc văn bản “ Giọt sương đêm”

2. Tác giả, tác phẩm

  • Tác giả : Trần Đức Tiến
  • Thể loại : Truyện đồng thoại
  • Ngôi kể : thứ ba

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Nhân vật và ngôi kể

Nhân vật: Tắc Kè, Thằn Lằn, Ốc Sên, Cụ giáo Cóc, Bọ Dừa,

Người kể chuyện: người kể chuyện ẩn mình

Ngôi kể: Ngôi thứ ba

⇒ Trong truyện đồng thoại, người kể chuyện có thể là nhân vật, có thể là người kể chuyện giấu mình. Ngôi kể có thể là ngôi thứ nhất (xưng tôi), cũng có thể là ngôi thứ ba (giấu mình)

2. Cốt truyện

Sắp xếp các sự việc: e – b – d – a - c

Sự việc quan trọng nhất: “Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê “ là quan trọng nhất. Vì sự việc này có ý nghĩa sâu sắc, sau một đêm mất ngủ, Bọ Dừa nhận ra chính mình, quay trở về quê hương sau bao năm xa cách, quên lãng.

3. Biện pháp nghệ thuật

Nghệ thuật: Điệp từ, so sánh, đặc biệt là nhân hóa

Đặc điểm truyện đồng thoại: các nhân vật được nhân hóa nhưng vừa phản ánh các đặc điểm sinh hoạt của loài vật lại gắn liền với nhận thức, tâm lí, đặc điểm lứa tuổi thiếu nhi

4. Nhân vật Bọ Dừa

  • Ngoại hình: Béo, râu ngắn
  • Sở thích: Thích ăn lá trúc
  • Nghề nghiệp: nghề buôn
  • Hoàn cảnh: xa quê đi buôn bán đã lâu chưa về, trên đường đi ghé vào xóm Bờ   Dậu tìm chỗ nghỉ ngơi; ngủ ở ngoài trời

Lí do khiến Bọ Dừa về quê sau một đêm mất ngủ: trong đêm thănh vắng, ông lắng rõ được những âm thanh quen thuộc. Đặc biệt là khi giọt sương rơi xuống cổ khiến ông sực nhớ quê nhà. Những âm thanh, hình ảnh đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh thân thuộc của quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên.

5. Thông điệp của văn bản

Trải nghiệm của Bọ Dừa trong đêm ấy là ông đã ngủ ngoài trời và ông đã có cơ hội được ngắm nhìn trời mây, lắng nghe âm thanh của lá cây, côn trùng, tiếng gió, tiếng sương rơi.

Qua đó, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp: đôi khi vì cuộc sống bận rộn khiến chúng ta quên đi những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Vì vậy hãy biết trân trọng những thứ mình đang có: quê hương, gia đình, người thân, bạn bè...

6. Kết thúc truyện

Kết thúc truyện: Bọ Dừa đi về quê

Góp phần thể hiện thông điệp của văn bản: Hãy trân trọng quê hương, gia đình đừng mãi bôn ba, phiêu bạt bên ngoài. Nếu chọn cách kết truyện là cám ơn mọi người trong xóm rồi tiếp tục hành trình của mình không thể hiện được thông điệp-> không có giá trị giáo dục.

Học sinh sáng tạo kết truyện theo tưởng tượng của bản thân. Gợi ý:

Sau khi nghe câu chuyện của Bọ Rùa, Thằn Lằn khuyên:

- Thế thì bác nên về thăm quê đi, xem các cụ có khỏe không. Còn bà con xóm giềng nữa. Lỡ mình đi lâu về họ quên cả mình thì chết.

- Tôi cũng dự tính như vậy. Nhưng ngặt nỗi chuyến hàng này của tôi nặng vốn quá, mà bán chưa được bao nhiêu. Có lẽ bán hết chỗ này tôi mới về quê được bác ạ.

Nói xong Bọ Dừa chào mọi người rồi tiếp tục hành trình của mình.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản kể lại một đêm mất ngủ của Bọ Dừa tại xóm Bờ Giậu. Những âm thanh, hình ảnh quen thuộc đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên.

Hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống mà con người vốn dễ lãng quên.

2. Nghệ thuật

Nghệ thuật nhân hóa đặc sắc, cách kể chuyện hấp dẫn và sinh động


Biên soạn: GV Phạm Thị Hải

SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Phạm Thị Hải

Bài 1: Bài Học Đường Đời Đầu Tiên - Tô Hoài
Bài 3: Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa Sổ - Nguyễn Ngọc Thuần