Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 1: Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình»Bài 3: Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân (Minh...

Bài 3: Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân (Minh Nhương)

Nội dung bài Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân (Minh Nhương) Văn 6 bộ SGK CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tìm hiểu chung về Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân (Minh Nhương)

1. Đọc và tìm hiểu chú thích

HS đọc đúng

2. Tìm hiểu chung

a) Thể loại

Thuyết minh

b) Bố cục: 3 phần

- Từ đầu cho đến trong làng: Giới thiệu về Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân.

- Tiếp đến lao động mệt nhọc: Những nét tiêu biểu của hội thổi cơm thi.

- Còn lại: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân mang giá trị văn hóa lịch sử.

II. Suy ngẫm và phản hồi về Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân (Minh Nhương)

1. Giới thiệu về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

a) Nguồn gốc: được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

b) Mục đích: góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại hôm nay.

2. Những nét tiêu biểu về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

- Tường thuật diễn biến của hội thi

STT

Các công đoạn

Quy định ( luật lệ cuộc thi)

1

Lấy lửa Chuyển lửa

 

 

Nhóm lửa

- trên ngọn cây chuối.

- châm que diêm vào hương cháy thành ngọn lửa.

- châm lửa và đốt vào những ngọn đuốc.

2

Chế biến gạo

xay, giã, giần, sàng từ lúa thành gạo trắng.

3

Đun nấu làm chín cơm

nồi cơm được treo dưới những cành cong, tay cầm cần, tay cầm đuốc.

4

Thời gian

trong khoảng một giờ rưỡi

5

Chất lượng

gạo trắng, cơm dẻo, không cháy.

-  Hội thi: có ý nghĩa văn hóa, giải trí, rèn luyện sức khỏe  cho con người.

- Vẻ đẹp của con gười VN: khỏe mạnh, khéo léo, sáng tạo; đoàn kết, phối hợp trong nhóm; ứng biến nhanh, ý thức cộng đồng.

3. Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân mang giá trị văn hóa lịch sử.

- Giúp hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ, nhằm tôn vinh những nét đẹp của văn hóa dân tộc, của nghề trồng lúa nước.

- Hai văn bản Thánh Gióng và Sự tích Hồ Gươm cho thấy nhân dân ta luôn đoàn kết đấu tranh, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Điều đó đã trở thành truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Văn thuyết minh, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động..

2. Nội dung

- Tường thuật diễn biến của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân đồng thời ca ngợi vẻ đẹp con người Việt Nam, nhằm tôn vinh những nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.


Giáo viên biên soạn: Cao Hoàng Lộc

Đơn vị: Trung tâm Đức Trí – Quận Bình Tân

Tác giả: Cao Hoàng Lộc

Bài 2: Sự Tích Hồ Gươm ( Truyện Dân Gian Việt Nam )
Bài 4: Thực Hành Tiếng Việt (Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình)