Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 5: Trò Chuyện Cùng Thiên Nhiên»Bài 2: Lao Xao Ngày Hè (Duy Khán)

Bài 2: Lao Xao Ngày Hè (Duy Khán)

Lý thuyết bài Lao xao ngày hè (Duy Khán) môn Văn 6 bộ sách CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

lao-xao-ngay-he

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

Ngắt nhịp, diễn tả tình cảm tự hào của tác giả  về về vẻ đẹp quê hương.

2. Chú thích

Móng rồng

Bồ các

Sáo sậu

Tọ tọe

Thổng buổi

Kẻ cắp gặp bà già

3. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả: Duy Khán (1934-1995)

Quê:  Quế Võ - Bắc Ninh.

b. Tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” được viết theo thể loại Hồi kí. Vì tác phẩm là những hồi tưởng của bản thân tác giả.

“Lao xao mùa hè” trích từ chương 6/29 chương của tác phẩm.

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Người kể chuyện

Bức tranh được miêu tả qua cảm nhận của của nhân vật một cậu bé và nhóm bạn trạc tuổi mình, theo ngôi thứ nhất xưng “chúng tôi”/ “tôi”

Người kể chuyện trong văn bản là tác giả Duy Khán ở thời điểm viết hồi kí Tuổi thơ im lặng, văn bản là chuỗi hồi ức về tuổi thơ của tác giả.

2. Cách kể sự việc

Câu văn kể chuyện

Câu văn miêu tả

Câu văn biểu cảm

- Chúng tôi hội tụ ở góc sân

- Thế thì ra dây mơ rễ, dễ má thế nào mà chúng đều có họ với nhau

- Nhà bác Vui có có con sáo đen tọ tọe học nói. Nó bay đi ăn, chiều lại bay về với chủ…Cả làng có mỗi cây tu hú ở vương ông Tấn

- Khi con bìm bịp kêu đã thổng buổi…mở miệng ra là bìm bịp

- Chèo bẻo chỉ sợ mỗi chim cắt

- Cho đến nay, chưa có loài chim nào trị được nó

- Cây cối um tùm

- Cây hoa lan nở trắng xóa

- Cây hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín

- Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau

- Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc

- Nhạn vùng vẫy tít mây canh “chéc chéc”

- Con diều hâu bay cao tít, cái mũi khoằm khoằm, lao như mũi tên xuống, gà mẹ xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu.

- Lông diều hâu bay vung tứ linh, con mồi trong miệng rời mỏ diều hâu rơi xuống như một quả rụng

- Chim cắt cánh nhọn như dao chọc tiết

- Tôi lại quý chèo bẻo

- Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm

- Chèo bẻo ơi, chèo bẻo

- Ôi, con suối; con suối khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ

- Ôi cái mùa hè hiếm hoi

- Tôi khao khát thầm ước: Mùa hè nào cũng được như mùa hè này

Nhận xét: Cách kể sự viêc có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm

⇒ Không khí ngày hè: tưng bừng, náo nhiệt, sôi động, tràn đầy sức sống

3. Hình thức ghi chép

 

Biểu hiện

Giác quan cảm nhận

Nghệ thuật

Nhận xét

Hình ảnh

- Cây cối um tùm

- Hoa lan nở trắng xoá

- Hoa giẻ từng chùm

- Ong vàng, ong vò vẽ...

- Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao

- Cả làng thơm

- Hoa móng rồng thơm như mùi mít chín

 

Thị giác

Khứu giác

 

- Quan sát tỉ mỉ, tinh tế.

- Từ ngữ gợi cảm, hình ảnh đặc sắc.

- Nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh, hoán dụ

 

Tác giả miêu tả bức tranh ngày hè bằng nhiều giác quan: thính giác, thị giác, khứu giác, có sự kết của các giác quan. Qua đó ta thấy được tâm hồn tinh tế,  trong sáng, nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên tha thiết.

Âm thanh

- Trẻ em trò chuyện râm ran.

- Âm thanh các loài chim: các…các; tu hú; chéc chéc; bịp bịp;

- Tiếng suối chảy “ào ào”

- Tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng, tiếng ve, tiếng chó thủng thẳng sủa giăng

- Ngày cũng lao xao, đêm cũng lao xao

Thính giác

 

 

 

 

 

Thính giác+ khứu giác+ thị giác+ xúc giác

4. Chủ đề của văn bản

Thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống ngày hè qua chuỗi hồi ức của tác giả.

Bức tranh sinh hoạt ngày hè

Cái lao xao của cuộc sống ngày hè

5. Tình cảm, cảm xúc của tác giả

Cảm xúc khoan khoái, bâng khuâng khi tận hưởng không khí riêng biệt của ngày hè

Trân trọng, mãn nguyện với hạnh phúc đơn sơ, bình bịnh, ấm áp

Nhớ thương, tiếc nuối những kỉ niệm vừa êm đềm vừa sôi nổi

Khao khát, mong ước thiết tha được mãi mãi tận hưởng cái lao xao ngày hè

6. Chia sẻ ấn tượng và cảm xúc cá nhân

Ấn tượng: Bức tranh thiên nhiên đầy âm thanh, hương sắc sống động, chân thực; ấn tượng về vốn hiểu biết, trải nghiệm của nhà văn về các loài chim; ấn tượng về cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên

Cảm xúc: thấy hiểu thêm, yêu thêm mùa hè/ thiên nhiên; thấy thú vị, ngạc nhiên, bất ngờ; thấy hạnh phúc đôi khi thật đơn giản; thấy quý trọng hơn những kỉ niệm, những tháng ngày thơ trẻ…

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Ngôn ngữ giản dị, đời thường, giàu cảm xúc, câu văn dài ngắn đan xen

Hình ảnh đặc sắc

So sánh, nhân hóa...

2. Nội dung

Một bức tranh thiên nhiên sinh động... tràn đầy sức sống... Bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương...


Biên soạn: GV Phạm Thị Hải

SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Phạm Thị Hải

Bài 1: Tri Thức Ngữ Văn Trang 111, 112
Bài 3: Thương Nhớ Bầy Ong - Huy Cận