Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 1: Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình»Bài 2: Sự Tích Hồ Gươm ( Truyện Dân Gian...

Bài 2: Sự Tích Hồ Gươm ( Truyện Dân Gian Việt Nam )

Nội dung bài Sự Tích Hồ Gươm ( Truyện Dân Gian Việt Nam ) Văn 6 bộ SGK CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tìm hiểu chung về Sự Tích Hồ Gươm (Truyện Dân Gian Việt Nam)

1. Thể loại

- Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kế về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Qua đó, thế hiện nhận thức, tỉnh cảm của tác giả đân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,.…

2. Đọc - kể tóm tắt

- Ngôi kể: ngôi thứ ba (Người kể giấu mình, gọi tên nhân vật).

- PTBĐ: Tự sự.

3. Bố cục: 2 phần

- P1: Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.

- P2: Còn lại: Long Quân đòi lại gươm thần.

II. Suy ngẫm và phản hồi về Sự Tích Hồ Gươm (Truyện Dân Gian Việt Nam)

1. Long Quân cho mượn gươm

a/ Bối cảnh cho mượn gươm

- Thời gian: Thế kỉ XV, đất nước ta bị giặc Minh đô hộ

- Nhân dân khổ cực lầm than

- Nghĩa quân Lam Sơn còn yếu nên nhiều lần bị thua

b/ Cách cho mượn gươm

- Lê Thận 3 lần đều kéo lưới được 1 lưỡi gươm (Dưới nước)

- Lê Lợi chạy giặc bắt được chuôi gươm (Trên rừng)

⇒ Nhận gươm không dễ dàng, có thử thách.

⇒ Kết hợp miền ngược  với miền xuôi mới tạo ra sức mạnh.

- Gươm có chữ “Thuận thiên”

⇒ Cuộc khởi nghĩa chính nghĩa; hợp ý trời, lòng dân; được thần linh ủng hộ.

c/ Gươm thần tỏa sáng

- Nghĩa quân trước khi có gươm:

+ Non yếu

+ Trốn tránh

+ Ăn uống khổ sở

⇒ Bị động và yếu thế

- Nghĩa quân sau khi có gươm:

+ Nhuệ khí tăng tiến

+ Xông xáo tìm địch

+ Đầy đủ, chiếm được các kho lương của địch

⇒ Chủ động và lớn mạnh

⇒ Ca ngợi sức mạnh vô địch của tinh thần yêu nước; ý chí chiến đấu của nghĩa quân, của khối đại đoàn kết toàn dân.

2. Long Quân đòi lại gươm

a/ Bối cảnh trả gươm

- Chiến tranh kết thúc, đất nước hoà bình.

- Lê Lợi lên làm vua, dời đô về Thăng Long

b/ Quá trình trả gươm

- Rùa Vàng đến xin lại gươm thần

- Nhà vua không hề đắn đo mà sẵn sàng trao trả gươm

⇒ Thể hiện ước vọng hòa bình của dân tộc ta.

⇒ Lời nhắc nhở, cảnh báo đối với những kẻ thù còn đang lăm le xâm lược nước ta

c/ Kết thúc truyện

- Ánh sáng le lói phản lại trên mặt hồ

⇒ Ánh hào quang, niềm tự hào về chiến công oanh liệt trong sự nghiệp đánh giặc cứu nước.

⇒ Cảnh đẹp, kì ảo và thiêng liêng.

- Hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

⇒ Ý nghĩa tượng trưng cho hồn thiêng của sông núi, tổ tiên, sức mạnh của chính nghĩa, của nhân dân.

* Ý nghĩa nhan đề

- Nhan đề “Sự tích Hồ Gươm” gắn với việc trả gươm của Lê Lợi

- Tên truyện và cách kể, giải thích về sự tích đổi tên Tả Vọng thành hồ Gươm rất sâu sắc, thể hiện sự tự hào truyền thống, lịch sử dân tộc.

3. Chi tiết thực và kì ảo

* Chi tiết tưởng tượng, kì ảo

- Những chi tiết tưởng tượng, kì ảo có trong truyện là: Gươm thần, Rùa Vàng, Long Quân.

⇒ Thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết là truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường.

* Sự thật lịch sử

- Nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử được đề cập đến: Lê Lợi, cuộc kháng chiến chống quân Minh, Hồ Gươm...

⇒ Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện được đề cập tới.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Xây dựng chi tiết kì ảo, tăng sức hấp dẫn cho truyện.

- Cách kể chuyện hấp dẫn sinh động.

2. Nội dung

- Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.

- Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang.

3. Ý nghĩa:

- Truyện khẳng định ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.


Giáo viên biên soạn: Cao Hoàng Lộc

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Cao Hoàng Lộc

Bài 1: Thánh Gióng (Truyện Dân Gian Việt Nam)
Bài 3: Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân (Minh Nhương)