Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 1: Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình»Bài 1: Thánh Gióng (Truyện Dân Gian Việt...

Bài 1: Thánh Gióng (Truyện Dân Gian Việt Nam)

Nội dung bài Thánh Gióng (Truyện Dân Gian Việt Nam) Văn 6 bộ SGK CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tìm Hiểu Chung Về Truyện Thánh Gióng (Truyện Dân Gian Việt Nam)

1. Thể loại

- Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kế về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Qua đó, thế hiện nhận thức, tỉnh cảm của tác giả đân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,.…

2. Đọc, giải thích từ khó, tóm tắt, bố cục

a) Đọc, tìm hiểu chú thích và tóm tắt

- HS đọc đúng.

b) Tìm hiểu chung

  • Nhân vật chính:Gióng.
  • Ngôi kể: ngôi thứ ba
  • PTBĐ: tựsự

Bố cục: 4 phần

P1: từ đầu… nằm đấy

⇒ Sự ra đời của Gióng

P2: Tiếp… cứu nước

⇒ Sự trưởng thành của Gióng

P3: Tiếp… lên trời

⇒ Gióng đánh tan giặc và bay về trời

P4: Còn lại

⇒ Những vết tích còn lại của Gióng.

II. Suy Ngẫm Và Phản Hồi Về Truyện Thánh Gióng (Truyện Dân Gian Việt Nam)

1. Sự ra đời của Gióng

- Người mẹ ướm chân mình vào vết chân lạ và thụ thai.

- Mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé.

- Lên ba: không biết nói, biết cười, chẳng biết đi

⇒ Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường

2. Sự trưởng thành của Gióng

- Tiếng nói đầu tiên:

+ Mẹ ra mời sứ giả vào đây

+ Đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc

- Gióng lớn nhanh như thổi:

+ Cơm ăn mấy cũng không biết no

+ Áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ

+ Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng

- Tiếng nói đầu tiên của Gióng là đòi đi đánh giặc:

+ Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước

+ Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng khác thường thần kì

⇒ Gióng là hình ảnh của nhân dân, lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng khi đất nước gặp nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước.

- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc: để chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ về tinh thần và vũ khí đấu tranh.

- Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng:

+ Sức mạnh của Gióng được nuôi dưỡng bằng cái bình thường, giản dị.

+ Đồng thời còn nói lên truyền thống yêu nước tinh thần đoàn kết của dân tộc thuở xưa.

+ Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của cả làng, của nhân dân.

⇒ Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân.

3. Gióng đánh tan giặc và bay về trời

- Gióng vươn vai thành tráng sĩ

- Mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun ra lửa.

- Đánh hết lớp này đến lớp khác.

- Roi sắt gãy nhổ tre đánh giặc.

- Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.

⇒ Thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết. Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước.

4. Những vết tích còn lại của Gióng

- Dấu tích còn để lại sau khi Gióng đánh giặc:

+ Tre đằng ngà vì ngựa phun bị cháy ngả màu vàng

+ Vết chân ngựa thành những hồ ao liên tiếp

+ Khi ngựa hét lửa, lửa cháy một làng

III. Tổng kết

1. Nội dung:

-Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộcta.

2. Nghệ thuật

- Chi tiết tượng tượng kì ảo.

- Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường).

3. Ý nghĩa:

- Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta.


Giáo viên biên soạn: Cao Hoàng Lộc

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Cao Hoàng Lộc

Bài 2: Sự Tích Hồ Gươm ( Truyện Dân Gian Việt Nam )