Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 5: Trò Chuyện Cùng Thiên Nhiên»Bài 3: Thương Nhớ Bầy Ong - Huy Cận

Bài 3: Thương Nhớ Bầy Ong - Huy Cận

Lý thuyết bài Thương nhớ bầy ong - Huy Cận môn Văn 6 bộ sách CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

thuong-nho-bay-ong

thuong-nho-bay-ong-1

thuong-nho-bay-ong-2

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

Cách ngắt nhịp, diễn tả được cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của tác giả

2. Chú thích

Đõ

Sây

Ong chúa

Cày ải

3. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

Huy Cận (1919-2005)

Quê: Hà Tĩnh

Ông làm thơ và nổi tiếng từ trước CMT8/1945; ngoài làm thơ, ông còn viết văn xuôi, tiểu luận và phê bình văn học.

b. Tác phẩm

Trích trong “Hồi kí Song đôi”

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Thể loại

Căn cứ vào thông tin “Hồi kí Song đôi” là cuốn hồi kí về cuộc đời của hai nhà thơ Huy Cận và Xuân Diệu. Hồi kí Song đội gồm hai tập. Phần VB trong SGK được trích từ chương Tổ ong trại, tập một.

Căn cứ vào VB Thương nhở bầy ong

  • Văn bản kể lại sự việc mà nhân vật tôi trực tiếp tham dự trong quá khứ (chứng kiến việc nuôi ong của gia đình, chứng kiến những lần ong “trại”
  • Văn bản thể hiện tình cảm chân thật của cậu bé xưng “tôi” và được ghi chép lại theo thể thức của hồi kí (tôn trọng sự thực).

2. Hình thức ghi chép

Trình tự kể chuyện: trình tự thời gian

  • Ngày xưa
  • Sau này
  • Như xưa
  • Ngày thơ bé

Tác dụng

Khía cạnh

Câu nguyên văn

Câu lọc bớt

Dẫn chứng

Và ý thơ cuộc đời, cái xa xôi váng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại.”

Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ (…) ám ảnh tôi (…)tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại.

Khác nhau

Có từ “sau này”, “ngày thơ bé”

Không có từ “sau này”(1), “ngày thơ bé”(2)

Nhận xét

Sự việc rõ rang, cụ thể…

- Sự việc được kể trở nên mơ hồ, không thể hiện rõ điều tác giả muốn nói

+(1) Không rõ xảy ra lúc nào

+(2) Không rõ là của “tôi” khi đã trưởng thành hay của “tôi” trong những lần nhìn ong “trại”

Kết luận về vai trò của từ ngữ chỉ thời gian

- Các từ ngữ chỉ thời gian trong hồi kí có tác dụng làm cho sự việc, bối cảnh, diễn tiến của sự việc cũng như tâm trạng, tình cảm, hành động của người kể chuyện và các nhân vật trở nên xác định, xác thực.

-> Thái độ trung thực, tôn trọng sự thật của thể hồi kí

3. Cách kể sự việc

Sử dụng câu văn thuần kể lại sự việc 

Sử dụng câu văn kể lại cảm xúc, suy tư”

⇒ Sự nhờ kết hợp mà văn hồi kí của Huy Cận trong Thương nhớ bầy ong hiện lên vừa cụ thể, khách quan, vừa giàu chất thơ và truyền cảm, khiến người đọc cũng buồn vui cùng nhân vật “tôi” trong tác phẩm.

4. Tình cảm, cảm xúc của tác giả

Tập tính, thói quen của bầy ong:

  • Sống ở trong đõ
  • Khoảng bốn giờ chiều bay ra họp đàn trước đõ
  • Thỉnh thoảng một phần trong đàn ong sẽ bỏ tổ, mang theo một con ong chúa
  • Khi ong trại, bị ném đất vụn lên không sẽ không thể bay tiếp và đậu lại trên ngọn cây hay trở về đõ

⇒ Sự quan sát tỉ mỉ, sự gắn bó, thân thuộc đến mức nắm rõ đặc điểm, tập tính, thói quen của bầy ong

Từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc khi bầy ong bỏ tổ bay đi

  • “Buồn lắm, cải buồn xa cõi vắng tanh của chiều quê, của không gian,
  • “Tôi buồn đến nỗi khóc một mình, nghe lòng bị ép lại, như trời lạ thấp xuống”

4. Tình cảm, cảm xúc của tác giả

Tập tính, thói quen của bầy ong

  • Sống ở trong đõ
  • Khoảng bốn giờ chiều bay ra họp đàn trước đõ
  • Thỉnh thoảng một phần trong đàn ong sẽ bỏ tổ, mang theo một con ong chúa
  • Khi ong trại, bị ném đất vụn lên không sẽ không thể bay tiếp và đậu lại trên ngọn cây hay trở về đõ

⇒ Sự quan sát tỉ mỉ, sự gắn bó, thân thuộc đến mức nắm rõ đặc điểm, tập tính, thói quen của bầy ong

Từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc khi bầy ong bỏ tổ bay đi

  • “Buồn lắm, cải buồn xa cõi vắng tanh của chiều quê, của không gian,
  • “Tôi buồn đến nỗi khóc một mình, nghe lòng bị ép lại, như trời lạ thấp xuống”
  • “Buồn nhất là mấy lần ông “trại”
  • “Thấy ong trại mà không làm gì được”
  • “Buồn không nói được”
  • “Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác
  • “Ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ…ám ảnh tôi”.

Nghệ thuật: Điệp từ, câu hỏi tu từ, so sánh

⇒ Tình cảm, cảm xúc: Gắn bó sâu nặng, lòng nhớ thương, tiếc nuối bầy ong, tình yêu thương chân thành, thiêng liêng, tha thiết, say mê;

→ Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhân vật “tôi”

5. Người kể chuyện

Nhân vật “tôi” trong Thương nhớ bầy ong là Huy Cận nhưng là Huy Cận của “ngày thơ bé”, có những điểm khác với Huy Cận sau này” về “tuổi tác, nhận thức, quan niệm”. Đó chỉ là hình ảnh tuổi thơ của tác gia Huy Cận. Cũng như nhân vật tôi trong Lao xao ngày hè là chỉ là hình ảnh tuổi thơ của tác giả Duy Khán.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Kết hợp giữa kể việc với miêu tả và biểu cảm

So sánh, câu hỏi tu từ, điệp từ…

2. Nội dung

Hồi ức của nhân vật “tôi” về bầy ong của gia đình bỏ tổ bay đi mà không có cách nào níu giữ chúng lại được và nỗi buồn thương da diết của của nhân vật “tôi”. 


Biên soạn: GV Phạm Thị Hải

SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Phạm Thị Hải

Bài 2: Lao Xao Ngày Hè (Duy Khán)
Bài 4: Đánh Thức Trầu - Trần Đăng Khoa