Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 7»Bài 5: Từng Bước Hoàn Thiện Bản Thân (Vă...»Bài 4: Bài Học Từ Cây Cau

Bài 4: Bài Học Từ Cây Cau

Nội dung bài Bài Học Từ Cây Cau môn văn 7 bộ SGK CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

bai-hoc-tu-cay-cau

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

2. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

Nguyễn Văn Học 

Quê quán: Phú Xuyên

Tác phẩm chính: “Những cô gái bất hạnh” (NXB Lao động, 2007); “Gái điếm” (NXB Văn học, 2008); “Đường dài của hạnh phúc” (NXB Công an nhân dân, 2008); “Rơi xuống vực sâu” (NXB Công an nhân dân 2009); “Bão người” (NXB Công an nhân dân 2009); “Cao bay xa chạy” (NXB Hà Nội 2010)

b. Tác phẩm Bài học từ cây cau

  • Thể loại: truyện ngắn
  • Xuất xứ: trích trong “Trò chuyện với hàng cau”, Báo Quân đội nhân dân, 9/4/2020
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm
  • Ngôi kể: kể theo ngôi thứ nhất
  • Bố cục: 2 phần
    • Phần 1: Từ đầu đến “dòng họ ta”: Sự gắn bó của những thành viên trong gia đình nhân vật “tôi” với cây cau
    • Phần 2: Còn lại: Bài học rút ra từ cây cau của nhân vật “tôi”

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Lời hỏi đáp giữa các nhân vật và với hàng cau

Các cuộc hỏi - đáp

Hỏi

đáp

Giữa “ông” với “bố”

“Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?”

“Con thấy bầu trời xanh”

Giữa “ông” với “tôi”

“Nhìn lên cây cau cháu thấy điều gì?”

“Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lý của ông phải không ạ?”.

Giữa “tôi” với “ông”

“Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?”

“Ông thấy tương lai đẹp của dòng họ ta”.

Giữa “tôi” với hàng cau

- “Ở trên đó cau có gì vui?”

- “Cau có thấy bầu trời cao rộng”

- Từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra.

- Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc.

2. Điều đặc biệt từ những cây cau

Theo em, điều đặc biệt ở cây cau, hàng cau: hình dáng, cốt cách, sức sống của cây cau gợi nhắc sự ngay thẳng, vươn cao, cứng cỏi, hòa hợp đón nắng, đón gió, đón chim muông, ...

Về phía các nhân vật trong gia đình "tôi": mỗi người một thế hệ, một kiểu trải nghiệm, một kỉ niệm, tình cảm riêng khi nhìn ngắm cây cau...

⇒ Đó là những đặc điểm riêng biệt có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi”: “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc, …”

3. Lời trò chuyện của nhân vật “tôi”

Có 3 khả năng:

  • Trò chuyện với cây cau
  • Trò chuyện với chính mình
  • Trò chuyện với cau cũng là trò chuyện với chính mình

Cơ sở nhận xét:

  • Đây là lời trò chuyện với cây cau vì “tôi” đã đặt câu hỏi hướng đến cây cau: “Ở trên đó cau có gì vui?”, “Cau có thấy bầu trời cao rộng?”.
  • Tuy nhiên, đây cũng là lời trò chuyện với chính mình vì cây cau vốn là vật vô tri vô giác, thế nên chỉ là đối tượng mà nhân vật “tôi” mượn để nói lên tâm tư, suy nghĩ của chính mình.

4. Cách hoàn thiện bản thân

Có thể nói: Trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân vì con người sống giữa thiên nhiên, không chỉ tìm kiếm trong thiên nhiên vẻ đẹp muôn hình vạn trạng mà còn học được ở thiên nhiên biết bao nhiêu bài học quý báu.

Muốn như vậy, phải có khả năng làm bạn với thiên nhiên, tìm được tiếng nói chung với thiên nhiên.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Qua văn bản Bài học từ cây cau ta thấy được sự trân trọng, yêu mến cây cau của nhân vật “tôi”. Cây cau để lại cho tác giả nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống.

2. Nghệ thuật

Giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng, sâu lắng

Tác giả thành công khi thể hiện cái “tôi” trữ tình 

Hình ảnh gợi cảm

IV. Vận dụng

Sưu tầm những bài thơ viết về cây cau

Cây cau

Ông trồng cây cau

Từ ngày xa lắc

Ngọn cây vút cao

Giữa trời xanh ngắt


Thân gầy mảnh khảnh

Nhưng rất dẻo dai

Mặc cho giông bão

Vẫn vươn cao hoài


Lá xoè răng lược

Chải tóc mây xanh

Tháng năm không nghỉ

Ru con gió lành

 

Chim về làm tổ

Ríu ran sớm chiều

Mái nhà nho nhỏ

Sao mà đáng yêu


Những đêm trăng đẹp

Cau thức cùng trăng

Toả hương thơm ngát

Dọc con đường làng.

 (Nguyễn Lãm Thắng)


Biên soạn: Nguyễn Tiến Lực

SĐT: 0975538382 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Tiến Lực

Bài 3: Cách Ghi Chép Để Nắm Chắc Nội Dung Bài Học
Bài 5: Thực Hành Tiếng Việt Trang 107