Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 7»Bài 2: Bài Học Cuộc Sống (Truyện Ngụ Ngô...»Bài 8: Kể lại một truyện ngụ ngôn

Bài 8: Kể lại một truyện ngụ ngôn

Lý thuyết bài Kể lại một truyện ngụ ngôn môn Văn 7 bộ sách giáo khoa CTST. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Yêu cầu chung

Dùng ngôi thứ nhất để kể

Sử dụng một trong những cách sau để bài nói thêm hấp dẫn:

  • Sử dụng hình ảnh: vẽ bức tranh liên quan đến câu chuyện hoặc tóm tắt truyện bằng sơ đồ tư duy...
  • Sử dụng âm thanh: dùng nhạc nền hoặc video clip minh hoạ cho bài nói.
  • Sử dụng đồ vật, mô hình: cầm một đồ vật hoặc mô hình liên quan đến nội dung câu chuyện của em trong khi kể.

II. Các bước thực hiện bài nói

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

a. Đề tài: Kể lại truyện ngụ ngôn

  • Một trong bốn truyện vừa học.
  • Một trong số các truyện ngụ ngôn Việt Nam.
  • Một trong số các truyện ngụ ngôn của Ê- dốp.
  • Một trong số các truyện ngụ ngôn của La Phông-ten.

b. Mục đích: Kể lại truyện ngụ ngôn, vận dụng và thưởng thức những cách nói thú vị.

c. Không gian, thời gian nói: Trong lớp học, ở gia đình…

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

  • Nhân vật, sự kiện chính và diễn biến trong truyện là gì?
  • Bài học có thể rút ra là gì?
  • Tính chất hài hước, phê phán toát ra từ đâu? (nhân vật, tình huống, hành động hay lời nói của nhân vật?)
  • Truyện được kể theo trình tự nào?
  • Dự định hình ảnh minh họa.

b. Lập dàn ý

Mở đầu: Giới thiệu câu chuyện, nhân vật và nêu câu hỏi để người nghe có thể dự đoán về bài học sau khi kể.

Phần chính:

  • Kể theo diễn biến câu chuyện (từ sự kiện mở đầu đến sự kiện cuối cùng).
  • Sử dụng giọng điệu phù hợp, thể hiện tính hài hước ở những thời điểm cần thiết.
  • Sử dụng từ ngữ, câu văn miêu tả dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật.

Kết thúc: nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện.

Bước 3: Trình bày

Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn

Lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói

Nói to, rõ, hào hứng, tự nhiên

Phân bố thời gian hợp lý

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

Trong vai trò người nói: cần tập trung ghi lại nhận những câu hỏi, nhận xét của người nghe và có những phản hồi thỏa đáng, thể hiện sự tôn trọng ý kiến của người nghe

Trong vai trò người nghe: có thể nêu một số nhận xét hoặc câu hỏi gợi nhắc để người trình bày bổ sung những chi tiết còn thiếu hoặc chưa rõ

Dùng bảng kiểm để tự đánh giá bài nói của mình và của bạn (sgk/51)

II. Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị trong khi nói và nghe

Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện.

Sử dụng hình thức chế, nhại.

Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh.


Biên soạn: Nguyễn Tiến Lực

SĐT: 0975538382 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Tiến Lực

Bài 7: Viết Bài Văn Kể Lại Sự Việc Có Thật Liên Quan Đến Nhân Vật Hoặc Sự Kiện Lịch Sử
Bài 9: Ôn Tập