Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 7»Bài 1: Tiếng Nói Của Vạn Vật (Thơ Bốn Ch...»Bài 7: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm ...

Bài 7: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Lý thuyết Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Văn 7 bộ sách giáo khoa CTST. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ

Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận, … của người viết về cuộc sống.

Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống.

Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị.

Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.

Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.

Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại.

II. Phân tích kiểu văn bản

Stt

Câu hỏi

Câu trả lời

1

Thể thơ

5 chữ

2

Hình ảnh

Mặt Trời, chim sẻ, mưa phùn, ngõ quê, cây khoác áo nâu, áo trời xám, chim sẻ, ong, áo choàng…

3

Biện pháp nghệ thuật

So sánh, nhân hóa, ẩn dụ

4

Vì sao khi sáng tác thơ văn cần sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh?

Sự vật, hiện tượng hiện lên sinh động, hấp dẫn, độc đáo, tạo ra được nét riêng trong cảm nhận, tăng sức gợi hình, gợi cảm.

5

Vần

- Vần chân (gieo ở các tiếng cuối các dòng thơ): đâu – nâu, ngắt – hát, nhà – hoa, ngõ – mờ – nhỏ , lửa – đưa – cửa, đầy – tay,…

- Vần lưng (gieo ở các tiếng giữa các dòng thơ): giấu – sâu, trong – cóng, đang – choàng,…

6

Chỉ ra cách nhìn mới lạ ở hai khổ cuối.

Hai khổ thơ này, tác giả đã không chỉ đơn thuần miêu tả lại những hình ảnh sống động của thiên nhiên ngày đông lạnh giá mà còn giúp bạn đọc tìm lại cái ấm áp của “giọt nắng hồng” mùa xuân qua hình ảnh người mẹ đi chợ về.

7

Em học được điều gì về cách làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

- Gieo vần cho bài thơ bằng cách sử dụng các từ ngữ có vần giống hoặc gần giống nhau ở các vị trí phù hợp (cuối các câu, giữa các câu thơ).

- Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để miêu tả các đối tượng trong bài thơ.

- Sử dụng ngôn từ, hình ảnh độc đáo, ấn tượng, mới mẻ để gợi tả âm thanh, hình ảnh, màu sắc…

III. Viết theo quy trình

Đề bài: Hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ  thể hiện cảm xúc của em về sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống.

1. Trước khi viết

  • Mục đích viết: viết bài thơ hiện cảm xúc của em về sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống.
  • Người đọc: thầy cô, bạn bè, gia đình
  • Thể thơ: bốn chữ/ năm chữ

2. Tìm ý tưởng cho bài thơ

Ý tưởng của tôi về bài thơ sẽ viết

a. Sự việc, con người, cảnh sắc thiên nhiên đã để lại cho tôi cảm xúc sâu sắc là:

………………………………………………………………………………………………..

b. Từ ngữ, hình ảnh này sinh trong đầu tôi là:

…………………………………………………………………………………………………

c. Tôi nghĩ đến biện pháp tu từ:

………………………………………………………………………………………………

d. Tôi viết điều này để:

………………………………………………………………………………………………

3. Làm thơ

  • Thể hiện những ấn tượng, cảm xúc đó bằng những từ ngữ thích hợp.
  • Chọn những từ ngữ gợi tả âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng để thể hiện rõ nhất, chính xác nhất cảm xúc, ý tưởng của em.
  • Dùng các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, ẩn dụ điệp từ, điệp ngữ, ... để tăng hiệu quả thể hiện của bài thơ.
  •  Thay thế những từ ngữ đã viết bằng những từ ngữ khác có vần giống hoặc gần nhau để gieo vần cho bài thơ, ví dụ như: thanh, xanh, vơi, khơi, ...
  • Ngắt nhịp ở những vị trí phù hợp, đảm bảo thể hiện hiệu quả ý tưởng của em.
  • Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem giọng điệu có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.

4. Chỉnh sửa và chia sẻ

  • Đọc diễn cảm bài thơ theo đúng giọng điệu.
  • Dùng bảng kiểm để kiểm tra và sửa lại bài thơ đảm bảo đúng yêu cầu chung của bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

III. Luyện tập, củng cố, mở rộng

 Một số bài thơ bốn chữ, năm chữ về con người, thiên nhiên.

 1. Trưa hè – Trần Đăng Khoa

Trưa hè gió thổi
Hoa phương lung lay
Cánh hoa rụng bay
Như bầy bướm lượn

Tiếng ve ca rộn
Nghe như tiếng đàn
Trưa hè liên hoan:
Hoa bay, ve hát.

2. Cây đào –Sưu tầm

Cây đào đầu xóm
Lốm đốm nụ hồng.
Chúng em chỉ mong
Mùa đào mau nở.

Bông đào nho nhỏ
Cánh đào hồng tươi.
Hễ thấy hoa cười
Đúng là Tết đến.

3. Mưa – Trương Thị Minh Huệ

Tí tách đều đều
Từng giọt mưa rơi
Mưa xanh cây lúa
Mưa mát cánh đồng
Mưa cho hoa lá
Nẩy lộc đâm chồi
Từng giọt…từng giọt

4. Tiếng ve gọi hè – Sưu tầm

Sân khấu ở trên không,
Giữa vòm trời lá biếc.
Trên cành những nhạc công,
Cùng thổi kèn náo nhiệt.

Khi nghe anh nhạc trưởng
Kéo kèn lên mở màn.
Dàn đồng ca cộng hưởng
Ve ve ve… rộn ràng.


Giáo viên biên soạn: Nguyễn Tiến Lực

Đơn Vị: GV Trung Tâm Đức Trí – Quận Bình Tân

Tác giả: Nguyễn Tiến Lực

Bài 6: Con chim chiền chiện – Huy Cận
Bài 8: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn hoặc năm chữ