Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 7»Bài 2: Bài Học Cuộc Sống (Truyện Ngụ Ngô...»Bài 3: Những Tình Huống Hiểm Nghèo

Bài 3: Những Tình Huống Hiểm Nghèo

Nội dung bài Những Tình Huống Hiểm Nghèo môn văn 7 bộ SGK CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

2. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Ê-dốp (Aesop)

- La Phông-ten (La Fontaine)

b. Tác phẩm

Hai người bạn đồng hành và con gấu

  • In trong Truyện ngụ ngôn Ê-dốp (2013)
  • Thể loại: truyện ngụ ngôn.
  • Hình thức: Văn xuôi
  • Ngôi kể: thứ ba

Chó sói và chiên con

  • In trong Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten (1985)
  • Thể loại: truyện ngụ ngôn
  • Hình thức: Văn vần
  • Ngôi kể: thứ 3

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Tìm hiểu không gian, thời gian trong truyện.

Tên văn bản

Từ ngữ chỉ thời gian

Từ ngữ chỉ không gian

Nhận xét về không gian trong hai văn bản

Hai người bạn đồng hành và con gấu

đương, bấy giờ

Trong rừng, trong đám lá, trong cát, trên cây.

Không gian không được xác định, miêu tả cụ thể.

=> Hướng đến bài học chung cho mọi người.

Chó sói và chiên con

Tức khắc, năm ngoái, khi tôi còn chửa ra đời

Dòng suối trong, phía nguồn trên, rừng sâu

nhung-tinh-huong-hiem-ngheo-van7
(Hình 1: Truyện Hai người bạn và con gấu)

2. Tìm hiểu tình huống truyện

Tình huống và tác dụng tình huống

Hai người bạn đồng hành và con gấu 

Chó sói và chiên con

Tình huống

Hai người bạn đang đi trong rừng thì một chú gấu nhảy ra vồ. Người bạn đi trước đã bỏ mặc người còn lại để leo lên cây. Người còn lại đã giả chết và thoát khỏi con gấu.

🡺 Lộc lộ hành động “bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn” của một trong hai nhân vật.

Một con suối đang đói bụng lại gặp chiên con ra suối uống nước, bèn bịa ra đủ lí do để ăn thịt chiên.

🡺 Bộc lộ lối “lí sự cùn” và sự tàn ác của “kẻ mạnh”.

Tác dụng

- Thể hiện bản chất vì mạng sống của mình mà bỏ mặc bạn bè của nhân vật.

- Làm cho bài học từ câu chuyện trở nên sáng tỏ, thấm thía.

- Thể hiện bản chất tàn ác, hành xử bất công của nhân vật chó sói.

-  Làm cho bài học từ câu chuyện trở nên sáng tỏ, thấm thía

nhung-tinh-huong-hiem-ngheo-van7-1.jpg
(Hình 2: Truyện Chó sói và chiên con)

3. Tóm tắt truyện (Tóm tắt theo sơ đồ)

Văn bản: Chó sói và chiên con

nhung-tinh-huong-hiem-ngheo-van7-2

4. Tìm hiểu đặc điểm nhân vật

Diễn

biến

Lời chó sói

Lời chiên con

Nhận xét

1

Sao dám làm đục nguồn nước uống của mình?

Chiên đang ở phía cuối dòng không thể làm đục phía đầu dòng.

Đối đáp cho thấy lời kết tội của sói là vô lí, chiên con vô tội.

2

Sao dám nói xấu sói năm ngoái?

Năm ngoái chiên chưa ra đời.

Đối đáp cho thấy lời kết tội của chó sói là bịa đặt.

3

Anh của chiên đã nói xấu sói.

Chiên không hề có anh.

Đối đáp cho thấy lời kết tội của sói là vu khống.

4

Kẻ nào đó thuộc giống nhà chiên, giống chó, giống người,… đã nói xấu sói.

(Lập tức bị sói lôi vào rừng ăn thịt, “chẳng cầu đôi co”).

Lời kết tội vu vơ cuối cùng phơi bày dã tâm, bản chất của sói.

 Nhận xét:

🡺 Chó sói là hiện thân cho kẻ mạnh, kẻ bạo tàn, để thỏa mãn nhu cầu của mình, sói sẵn sàng bịa đặt, vu khống, bắt nạt kẻ yếu.

🡺 Chiên con hiện thân cho sự vô tội, sự thật, lẽ phải nhưng là kẻ yếu, bị kẻ mạnh ức hiếp, vùi dập, hãm hại.

5. Đề tài, bài học qua hai câu chuyện

a. Văn bản: Hai người bạn đồng hành và con gấu

  • Đề tài: Tình bạn và tình người
  • Bài học: Đừng bao giờ đặt niềm tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn.

b. Văn bản: Chó sói và chiên con

  • Đề tài: Kẻ mạnh và chân lí
  • Bài học: Kẻ mạnh thường chà đạp chân lí, đạo lí một cách tàn bạo, bất công

III. Tổng kết

1. Nội dung

Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Câu chuyện phê phán những người bỏ mặc bạ bè trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm, đồng thời đề cao sự thông minh và mưu trí của con người.

Truyện Chó sói và chiên con: Qua câu chuyện chúng ta thấy được sự độc ác, hung hăng của con sói. Hình ảnh con sói tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ý mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân. Đồng thời bạn đọc thương cảm sâu sắc với chú chiên con nhút nhát, yếu đuối đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện đáng nhớ trên đã đem lại cho người đọc bài học đáng quý về thói xấu trong xã hội.

2. Đặc sắc nghệ thuật 

Tình huống truyện độc đáo.

Bố cục tác phẩm truyện mạch lạc.

Các yếu tố truyện li kì, hấp dẫn.

 Sử dụng  ngôn ngữ sắc bén, có tính thuyết phục.

IV. Luyện tập, củng cố, mở rộng

Câu 1: Bài tập trắc nghiệm

1. Hai người bạn trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu đã làm gì

  1. Hai người cùng bỏ chạy.
  2. Hai người nằm im giả vờ chết.
  3. Một người leo lên cây, một người nằm im giả vờ chết.
  4. Hai người bạn cách bắt con gấu về nuôi.

2. Trong truyện Hai người bạn và con gấu, khi gặp người này gấu đã làm gì?

  1. Lật người này lên, hú lên một tiếng, gọi loài gấu cùng đến ăn thịt.
  2. Dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi.
  3. Dí mõm vào mũi người này ngửi, ngửi mãi...
  4. Dí mõm vào miệng người này ngửi, ngửi mãi.

3. Vì sao con gấu trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu lại hú lên một tiếng?

  1. Vì gấu rất vui khi có miếng mồi ngon.
  2. Vì gâu muốn báo tin cho loài gấu cùng đến ăn thịt.
  3. Vì gấu tức giận khi bị hai người bạn chống cự.
  4. Vì gấu không ăn những con vật chết.

4. Trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, người bạn đi cùng đã hỏi bạn mình điều gì?

  1. Cậu có sợ không? Tôi sợ quá!
  2. Cậu thấy con gấu này thế nào?
  3. Ông Gấu thì thầm với cậu điều gì đó?
  4. Ông Gấu nói chuyện gì với cậu vậy?

5. Trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, người bạn trả lời điều gì khi người kia hỏi?

  1. Cần tin tưởng bạn bè.
  2. Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn.
  3. Khi gặp khó khăn, cần phải mưu trí, dũng cảm.
  4. Vì người mưu trí, dũng cảm nên ta tha mạng.

6. Qua truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu ta rút ra bài học gì?

  1. Cần bình tĩnh để xử lý các tình huống nguy hiểm và tìm cách thoát nguy hiểm cho bản thân.
  2. Cần có sự thông minh, sáng suốt để phán đoán đúng những tình huống có.
  3. Cần biết cách thoát nguy hiểm cho bản thân, trước hết phải cứu mình rồi H.
  4. Cần bình tĩnh, thông minh khi gặp tình huống nguy hiểm, đồng thời cũng biết chọn bạn để chơi.

7. Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu phê phán điều gì?

  1. Phê phán những người bỏ mặc bạn bè trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm.
  2. Phê phán những người không biết tôn trọng tình bạn.
  3. Phê phán những người thông minh nhưng ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân.
  4. Phê phán những người hèn nhát, ích kỷ, không biết quý trọng tình bạn.

8. Trong văn bản Chó sói và chiên con, chó sói gặp chiên con ở đâu?

  1. Chiên con đang ở trong hang.
  2. Chiên con đang đi kiếm ăn.
  3. Chiên con đang đi tìm mẹ.
  4. Chiên con đang uống nước bên suối.

9. Trong văn bản Chó sói và chiên con, khi gặp chiên con, sói trong bộ dạng thế nào?

  1. Đói, đi lảng vảng kiếm mồi.
  2. Đói, lang thang đi kiếm mồi
  3. Đói, đang lên từng bước đi kiếm mồi.
  4. Ung dung đi kiếm mồi.

10. Trong văn bản Chó sói và chiên con, khi mới gặp chiên con, sói đã làm gì?

  1. Ân cần hỏi thăm.
  2. Nhẹ nhàng hỏi thăm.
  3. Tức giận thét vang
  4. Ăn ngay chiên con.

11. Trong văn bản Chó sói và chiên con, chiên con đã gọi chó sói là gì?

  1. Ngài, hoàng thượng.
  2. Bệ hạ, ngài.
  3. Ông, quý ông.
  4. Hoàng thượng, bệ ha.

12. Trong văn bản Chó sói và chiên con, người kể chuyện gọi chó sói là gì?

  1. Con quái ác.
  2. Kẻ độc tài.
  3. Con vật độc ác.
  4. Kẻ hủy diệt.

13. Trong văn bản Chó sói và chiên con, chó sói đã vu oan cho chiên con điều gì?

  1. Nói xấu chó sói, khuấy nước..
  2. Khuấy nước, làm cho nước ,
  3. Nói xấu chó sói.
  4. Gặp chó sói không chào.

14. Trong văn bản Chó sói và chiên con, vì sao chiên con phải chết?

  1. Vì gặp sói khi sói đang đói.
  2. Vì mải đôi co với sói.
  3. Vì không biết sói là con vật độc ác.
  4. Vì quá hiền lành, nhu nhược.
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: C

Câu 2: B

Câu 3: D

Câu 4: C

Câu 5: B

Câu 6: D

Câu 7: A

Câu 8: D

Câu 9: A

Câu 10: A

Câu 11: C

Câu 12: B

Câu 13: C

Câu 14: B

Câu 2: Vận dụng

Trong hai văn bản: “Hai người bạn đồng hành và con gấu”, “Chó sói và cừu non”, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.

Gợi ý trả lời

Bài tham khảo 1:

Trong hai văn bản, em thích văn bản "Chó sói và chiên con". Truyện kể về cuộc đối thoại giữa chó sói đang đói ăn và chú chiên con hiền lành, nhút nhát. Lời thoại độc đáo, dễ nhớ, dễ cảm nhận, còn bộc lộ được tính cách của từng nhân vật thật rõ nét. Nhân vật sói đã thể hiện thói hung hăng, độc ác, gian xảo, hống hách, bịa đặt và vô lý. Nhân vật chiên con đã cho thấy bản tính nhút nhát, hiền lành, yếu đuối và sự đáng thương. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này.

Bài tham khảo 2:

Trong hai văn bản, em thích văn bản "Chó sói và cừu non" hơn. Truyện kể chú cừu non do đi chậm bị lạc đàn, không may lọt vào tầm ngắm của con chó sói đang đói mồi. Chú cừu non thông minh đã lừa con sói rằng bác chăn cừu bảo nó đến nộp mạng, còn muốn hát cho con sói nghe. Con sói tưởng thật và khi chú cừu non cất tiếng kêu lên thì bác chăn cừu cũng tìm đến nơi cứu thoát chú. Con sói tuy mạnh, gian ác nhưng vẫn thua trí chú cừu non thông minh, dũng cảm. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này.


Giáo viên biên soạn: Nguyễn Tiến Lực

Đơn vị: Trung tâm Đức Trí – 0286 6540419

Tác giả: Nguyễn Tiến Lực

Bài 2: Những Cái Nhìn Hạn Hẹp
Bài 4: Biết Người, Biết Ta