Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 7»Bài 3: Những Góc Nhìn Văn Chương (Nghị L...»Bài 1: Tri Thức Ngữ Văn

Bài 1: Tri Thức Ngữ Văn

Lý thuyết bài Tri thức ngữ văn môn Văn 7 bộ sách giáo khoa CTST. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

van7-tri-thuc-van-chuong(1)

I. Tìm hiểu giới thiệu bài học

Chủ đề: “Những góc nhìn văn chương”

Thể loại: Nghị luận văn học

Các văn bản:

  • Em bé thông minh- nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian (Theo Trần Thị An).
  • Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (Theo Hoàng Tiến Tựu).
  • Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm (Li-xơ-bớt Đao-mon-tơ).
  • Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” (Theo Minh Khuyên).

II. Tìm hiểu tri thức đọc hiểu

1. Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học 

Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học, có đặc điểm như sau:

  • Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là về nhân vật, chi tiết, ngôn từ, đề tài, chủ đề,...
  • Trình bày những lý lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Các lí lẽ, bằng chứng cần căn cứ vào tác phẩm đang bàn luận. Lí lẽ là những lý giải, phân tích về tác phẩm. Bằng chứng là những sự việc, chi tiết, từ ngữ, trích dẫn,... từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ.
  • Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

2. Mục đích và nội dung chính của văn bản nghị luận

Mỗi văn bản viết ra đều nhằm mục đích nhất định. Mục đích của văn bản nghị luận là để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề đời sống hoặc văn học.

Mục đích viết được thể hiện:

  • Qua nội dung chính của văn bản. 
  • Qua nội dung chính của văn bản nghị luận là ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc.

(Lưu ý: Để xác định nội dung chính của văn bản nghị luận, ta có thể căn cứ vào nhan đề văn bản; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nếu trong văn bản.)

3. Ý kiến lớn và ý kiến nhỏ trong văn bản nghị luận

Trong văn bản nghị luận, bên cạnh ý kiến lớn, còn những ý kiến nhỏ nêu ra để bổ trợ cho ý kiến lớn.

  • Ý kiến lớn thể hiện quan điểm về tác phẩm cần phân tích.
  •  Ý kiến nhỏ thể hiện quan điểm về các yếu tố trong tác phẩm, góp phần làm sáng tỏ ý kiến lớn.

Mối quan hệ giữa ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận được thể hiện qua sơ đồ sau: 

van7-tri-thuc-van-chuong-1(1)


Biên soạn: Nguyễn Tiến Lực

SĐT: 0975538382 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Tiến Lực

Bài 2: Em Bé Thông Minh – Nhân Vật Kết Tinh Trí Tuệ Dân Gian